Thai phụ đẻ thường có phải rạch không? Liệu có trường hợp ngoại lệ?

Quá trình sinh thường vẫn luôn gắn với những cơn đau khó nói thành lời. Chuyển dạ sinh thường, thai phụ phải trải qua quá trình sinh lý như đau cơn co tử cung, xóa mở tử cung, rặn đẩy thai nhi ra ngoài, sổ rau,… Trong quá trình hỗ trợ thai nhi ra ngoài, các bác sĩ sẽ theo dõi và thực hiện thao tác rạch tầng sinh môn để bé có thể chào đời dễ dàng, an toàn hơn. Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc, khi đẻ thường có phải rạch không? Trường hợp nào không cần rạch tầng sinh môn.

Bạn đang đọc: Thai phụ đẻ thường có phải rạch không? Liệu có trường hợp ngoại lệ?

1. Tầng sinh môn và vai trò của nó trong quá trình sinh nở

Tầng sinh môn chính là phần đáy chậu nằm dưới khung chậu, bao gồm các mô, cơ, dây chằng, kích thước khoảng 5cm. Đây là một trong những bộ phận có vai trò quan trọng với chức năng, hoạt động sinh sản của người phụ nữ.

Trước và trong quá trình mang thai, tầng sinh môn có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan thuộc vùng chậu, gồm có: Âm đạo, tử cung, bàng quang và trực tràng. Đến thời điểm các mẹ chuyển dạ và bước vào quá trình vượt cạn, tầng sinh môn này sẽ bắt đầu giãn nở, giúp thai nhi có thể ra ngoài dễ dàng hơn.

Thai phụ đẻ thường có phải rạch không? Liệu có trường hợp ngoại lệ?

Trong quá trình sinh thường, tầng sinh môn của người mẹ sẽ có sự thay đổi linh hoạt, giãn nở để hỗ trợ em bé ra ngoài

Tuy nhiên, mức độ giãn nở của tầng sinh môn đối với từng trường hợp là khác nhau. Cụ thể:

– Với những trường hợp sinh thường, con so, tầng sinh môn của mẹ thường dày, cứng và giãn nở kém hơn. Vì vậy, các bác sĩ Sản khoa thường phải thực hiện rạch tầng sinh môn để hỗ trợ mẹ vượt cạn thuận lợi hơn, em bé có thể ra ngoài nhanh chóng, không bị sang chấn.

– Với những trường hợp sinh thường, con rạ, tầng sinh môn đã có sự thay đổi từ lần sinh đầu tiên, vậy nên giãn nở tốt hơn. Nếu được bác sĩ hỗ trợ tốt, các mẹ có thể hạn chế tối đa việc rạch tầng sinh môn. Em bé vẫn ra ngoài một cách dễ dàng và đảm bảo an toàn.

2. Thai phụ khi đẻ thường có phải rạch tầng sinh môn không? Trường hợp nào là ngoại lệ?

Rạch tầng sinh môn thường được ví như “cơn ác mộng” với các mẹ sinh thường. Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ chuyên khoa sẽ gây tê tại vùng đáy chậu. Với những thai phụ đã được gây tê ngoài màng cứng thì có thể bỏ qua bước này do vùng cần rạch đã được gây tê.

Sau khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch, cắt một đoạn nhỏ từ đáy chậu về phía hậu môn, hơi lệch sang một bên. Lúc này, em bé có thể ra ngoài dễ hơn. Vậy có phải mẹ bầu đẻ thường đều cần rạch tầng sinh môn?

2.1. Thai phụ đẻ thường có phải rạch không?

Đa phần các mẹ sinh thường đều phải thực hiện rạch tầng sinh môn để quá trình vượt cạn được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều thai phụ có thể chưa hiểu rõ về ý nghĩa của việc thực hiện thủ thuật này. Thực tế, việc rạch tầng sinh môn trong quá trình vượt cạn đẻ thường còn giúp:

– Bảo vệ bé, giúp bé tránh được những tác động gây chấn thương trong quá trình được đẩy ra ngoài. Những chấn thương này có thể rất nghiêm trọng, như tổn thương, biến dạng hộp sọ, thần kinh, chấn thương xương, đầu, mắt, vùng mặt.

– Phòng tránh tình trạng bé bị ngạt khi thoát ra qua đường âm đạo của mẹ.

– Phòng tránh vấn đề chấn thương, gây tụ máu dưới da đầu.

– Tránh tạo áp lực lớn lên dây thần kinh vùng mặt, khiến cho mặt bị tê liệt.

– Hạn chế chấn thương cánh tay, làm cho bé mất khả năng gập khuỷu tay, cử động, xoay tay.

Thai phụ đẻ thường có phải rạch không? Liệu có trường hợp ngoại lệ?

Đẻ thường có phải rạch không? Việc rạch tầng sinh môn khi đẻ thường đem lại nhiều lợi ích, giúp các mẹ có thể vượt cạn dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn

Với những trường hợp sau đây, thai phụ bắt buộc phải rạch tầng sinh môn để đảm bảo an toàn khi sinh nở:

– Sự linh hoạt và mức độ giãn nở của tầng sinh môn kém, khiến quá trình sinh bị kéo dài, thai phụ mất sức.

– Thai phụ mang thai và sinh nở khi đã quá 35 tuổi.

– Thai phụ có vấn đề về tim mạch, có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về huyết áp.

– Thai phụ bị viêm âm đạo trong thai kỳ hoặc phần đáy chậu bị sưng, phù nghiêm trọng.

– Tử cung của mẹ có khiếm khuyết, không thể co bóp liên tục.

– Đầu – chậu bất tương xứng, đầu bé to hơn khung chậu của mẹ.

– Trường hợp có dấu hiệu suy thai khi thai đã xuống thấp, cổ tử cung mở rộng.

2.2. Khi đẻ thường có phải rạch không? Trường hợp nào đẻ thường không phải rạch?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải bất cứ trường hợp đẻ thường nào cũng phải rạch tầng sinh môn. Với những trường hợp không xuất hiện các vấn đề bất thường trong quá trình chuyển dạ, không gặp phải các vấn đề nêu trên thì việc đẻ thường không rạch tầng sinh môn là hoàn toàn có thể.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp – Ung thư trực tràng có chữa được không?

Thai phụ đẻ thường có phải rạch không? Liệu có trường hợp ngoại lệ?

Một số trường hợp mẹ có thể đẻ thường mà không cần thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn

Các bác sĩ cho biết, bí quyết giúp các mẹ đẻ thường dễ dàng mà không cần rạch tầng sinh môn nằm ở việc kiểm soát nhịp thở và lấy hơi các lần rặn, có phối hợp tốt với các cơn co tử cung hay không. Một số trường hợp được đánh giá không cần rạch tầng sinh môn khi đẻ thường gồm có:

– Thai phụ sức khỏe tốt, không bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai.

– Khung chậu của mẹ đủ rộng và không có các vấn đề bất thường tại vùng chậu.

– Cổ tử cung mở tốt, cơn co tử cung đều, đủ lực đẩy bé ra ngoài.

– Bé khỏe mạnh, nhịp tim ổn định.

– Tầng sinh môn của mẹ linh hoạt, có thể giãn nở tốt.

– Ngôi thai ở vị trí thuận lợi, thai không quá lớn.

3. Bí quyết giúp các mẹ đẻ thường mà không phải thực hiện rạch tầng sinh môn

Để hỗ trợ tốt cho quá trình vượt cạn sinh thường, đồng thời hạn chế nguy cơ phải rạch tầng sinh môn, thai phụ nên chú ý một vài điều sau:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

– Thực hiện massage tầng sinh môn trước sinh khoảng 8 tuần để cải thiện khả năng giãn nở, đàn hồi cho tầng sinh môn.

– Thực hiện một số bài tập cho vùng chậu để giúp tầng sinh môn được thư giãn trước khi sinh nở.

– Thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng để bé nhanh xuống sàn chậu, khi sinh sẽ dễ dàng đẩy bé ra ngoài hơn.

– Điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng, nghe theo chỉ dẫn của nữ hộ sinh và bác sĩ để rặn đẻ tốt hơn.

Thai phụ đẻ thường có phải rạch không? Liệu có trường hợp ngoại lệ?

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu nên và không nên ăn gì khi mang thai tháng thứ 4?

Trước sinh, các mẹ có thể thực hiện một vài động tác luyện tập hỗ trợ cho quá trình vượt cạn được thuận lợi hơn

Việc đẻ thường có thuận lợi hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn địa chỉ sinh đẻ đảm bảo chất lượng, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều kinh nghiệm. Bởi vậy, đã có không ít thai phụ lựa chọn Thu Cúc TCI là địa chỉ tin cậy để cùng đồng hành trong suốt cả thai kỳ cho đến khi vượt cạn.

Tại Thu Cúc TCI, các mẹ sẽ được sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói với vô vàn quyền lợi, tiện ích hấp dẫn. Thai phụ sẽ được theo dõi sức khỏe thai kỳ từ sớm, được thực hiện đầy đủ bộ xét nghiệm sàng lọc, tầm soát biến chứng thai sản để có thể yên tâm hơn cho tới khi vượt cạn. Ngoài ra, các lớp học tiền sản được tổ chức cũng giúp thai phụ nâng cao kiến thức, có sự chuẩn bị thật tốt cho ngày sinh.

Đồng hành cùng các mẹ bầu là đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sản có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn, từng công tác nhiều năm tại các bệnh viện lớn. Các bác sĩ luôn nhiệt tình, chu đáo và sẵn sàng hỗ trợ giải đáp thắc mắc của các mẹ trong thai kỳ. Đồng thời, các bác sĩ đỡ đẻ cũng rất vững tay nghề, ứng phó tốt, có kỹ thuật giúp các mẹ thực hiện rặn đẻ đúng cách, hỗ trợ thai nhi ra ngoài nhanh chóng, cẩn thận mà không cần rạch tầng sinh môn. Nếu cần thực hiện thủ thuật, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ, khéo léo xử lý, khâu thẩm mỹ để vết rạch được đẹp hơn, không hình thành sẹo, không  đau, nhiễm trùng.

Sau sinh thường, các mẹ được nghỉ ngơi 1 ngày tại phòng lưu viện của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Tại đây, mẹ sẽ được chăm sóc tận tình, chu đáo 24/24 với đội ngũ điều dưỡng của bệnh viện. Từ bữa ăn, giấc ngủ tới việc làm vệ sinh tầng sinh môn, các mẹ đều sẽ được điều dưỡng hỗ trợ hết mình. Nếu các mẹ muốn được chăm sóc tầng sinh môn tốt hơn, có thể sử dụng dịch vụ chiếu tia Plasma của Thu Cúc TCI, hạn chế nhiễm trùng, kích thích đường rạch chóng phục hồi.

Việc đẻ thường có thuận lợi không, đẻ thường có phải rạch không phụ thuộc nhiều vào việc bạn quyết định lựa chọn cơ sở y tế nào cùng đồng hành trong cuộc chuyển dạ, vượt cạn. Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng và nên lựa chọn theo dõi thai kỳ từ sớm để được chăm sóc, đưa ra định hướng phương pháp sinh nở phù hợp nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *