3 Tuổi là độ tuổi đặc biệt với sự hấp thu tốt, hệ miễn dịch dần hoàn thiện và phát triển. Chính vì thế, việc bổ sung chất cho trẻ 3 tuổi cũng sẽ có nhiều khác biệt. Nắm vững nguyên nhân và tình trạng thiếu hụt chất của con là điều cần thiết giúp cha mẹ xây dựng thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng, tạo nên những bữa ăn ngon miệng, đủ chất, giúp trẻ tăng cường thể trạng và phát triển toàn diện.
Bạn đang đọc: Tham khảo thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng
1. Suy dinh dưỡng ở trẻ 3 tuổi
Suy dinh dưỡng không phải là vấn đề hiếm gặp hiện nay, nhưng đây cũng là vấn đề mà nhiều cha mẹ hiểu lầm. Rất nhiều người chỉ nghĩ suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ gầy gò, thiếu cân, và thường không hay để ý về vấn đề cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn của trẻ.
Trong khi đó, suy dinh dưỡng ở trẻ xảy ra khi trẻ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể (như calo, protein, khoáng chất và vitamin,…). Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có thể chất thấp còi, nhẹ cân hơn so với bạn đồng trang lứa và tiêu chuẩn chung. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp suy dinh dưỡng dạng thừa dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Ngoại hình, khả năng vận động, năng nhận thức của trẻ,… Những bất thường này có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó, dinh dưỡng là yếu tố mà cha mẹ và bác sĩ cần xem xét.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển và trí tuệ, tính cách của trẻ
1.1. Sự phát triển ở trẻ 3 tuổi
Trẻ 3 tuổi có những khả năng riêng trong hành động, nhận thức và có tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng riêng.
– Về ngoại hình: Theo WHO, ở độ tuổi 3 tuổi, bé gái có cân nặng tiêu chuẩn trung bình 13,9 kg và chiều cao trung bình khoảng 95,1cm. Trong khi đó, bé trai sẽ có cân nặng tiêu chuẩn trung bình là 14.3 kg và chiều cao trung bình khoảng 96,1 cm.
– Về khả năng vận động, trẻ 3 tuổi có thể đi đứng vững vàng, chạy nhảy tốt và cũng có thể chơi một số môn thể hiện sự vận động nhanh nhẹn hoặc hội họa như bóng đá, vẽ tranh.
– Về ngôn ngữ: Trẻ 3 tuổi có thể giao tiếp khá tốt với hệ thống ngôn từ tầm 5-7 tiếng, đồng thời, cũng có thể phân biệt giọng người lạ cũng như có thể bắt chước người khác.
– Về nhận thức: lúc này, trẻ có thể phân biệt được các màu sắc, con số, chữ cái cũng như hiểu được người lớn nói.
– Về việc ăn uống: dù có thể không hoàn toàn sử dụng chuyên nghiệp các dụng cụ ăn uống, nhưng về cơ bản, trẻ có thể tự lấy thức ăn, tự ăn ở giai đoạn này.
Việc suy dinh dưỡng có thể làm ảnh hưởng đến tất cả những vấn để trên, trong đó, những thông số về ngoại hình thường là yếu tố có biểu hiện rõ ràng nhất.
Tìm hiểu thêm: Đau đầu ở trẻ em ba mẹ cần cảnh giác những điều gì?
Thăm khám theo dõi dinh dưỡng trẻ
1.2. Điểm danh những lý do gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ 3 tuổi
Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng đó là tình trạng thiếu cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn của bé. Điều này có thể khiến trẻ biếng ăn, hoặc hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé không phù hợp với lượng chất bé cần để phát triển trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, thực đơn lặp lại, ít thay đổi khiến trẻ thường kén ăn, không muốn ăn và ăn kém hơn. Khẩu phần ăn quá ít hay quá nhiều cũng ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống của bé, gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng.
Với trẻ 3 tuổi, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ. Đảm bảo số lượng bữa và chất lượng trong các bữa ăn với trẻ là rất cần thiết. Trong bữa ăn, trẻ sao nhãng xem điện thoại hay chơi cũng khiến việc ăn uống của trẻ kém hơn, khiến việc dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể trẻ cũng bị ảnh hưởng.
2. Thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị vấn đề suy dinh dưỡng
2.1. Đảm bảo những yếu tố cần thiết cho thực đơn cho trẻ 3 tuổi
Khi thiết kế thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng ở độ 3 tuổi, cần đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, đủ lượng và chất, đảm bảo trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ dễ dàng với bé.
– Cần cho trẻ ăn đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng: Cha mẹ nên chú ý lượng calo cần thiết mỗi ngày cho trẻ là từ 1200 đến 1500 calo. Bên cạnh đó, cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm protein (với các món như thịt, cá, trứng, sữa,…), chất béo (với các thực phẩm như dầu cá, dầu động vật, dầu thực vật, các loại hạt mỡ,…), chất xơ (với các loại rau…), tinh bột (gạo, mì, khoai,…), vitamin( có trong hoa quả…), khoáng chất (với các thực phẩm bổ sung),…
Khi thiết kế thực đơn mỗi ngày cho trẻ, nên phân chia lượng tinh bột khoảng 200 đến 250g, lượng đạm khoảng 50 đến 200g, lượng chất xơ khoảng 200 đến 250g, lượng dầu mỡ khoảng 40g, lượng hoa quả khoảng 200g, lượng sữa khoảng 500ml.
– Phân chia thành nhiều bữa cho trẻ để bổ sung dinh dưỡng hợp lý.Với trẻ 3 tuổi, ba mẹ có thể phân chia thành 3 bữa chính sáng, trưa, tối cùng 3 bữa xế phụ.Mỗi thời gian, cha mẹ nên chú ý thời điểm để phân bổ lượng thức ăn và dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
– Cho trẻ ăn đa dạng món ngon để tăng cường sự thích ăn của bé. Với những nhóm chất và thực phẩm tương ứng, cha mẹ nên sắp xếp để thay đổi món ăn trong mỗi bữa ăn, kích thích sự thèm ăn uống và ăn ngon của bé.
2.2. Đảm bảo chất thiếu hụt được bổ sung với trẻ
Cha mẹ cần đảm bảo bổ sung các dinh dưỡng trẻ đang thiếu. Khi khám dinh dưỡng cho trẻ, bác sĩ sẽ cho biết lượng vi chất trong trẻ, cho cha mẹ rõ về lượng chất thừa, thiếu với trẻ. Từ đó, cha mẹ được tư vấn và có kế hoạch thiết kế thực đơn phù hợp cho con mình.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả khi trẻ viêm phế quản
Thực đơn tham khảo cho trẻ 3 tuổi suy dinh dưỡng. Cha mẹ đưa con đi khám để được tư vấn thực đơn phù hợp với tình trạng của trẻ.
Thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất, điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ. Tuy nhiên, để việc bổ sung dinh dưỡng cho con được hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở hoặc chuyên khoa dinh dưỡng của bệnh viên để được các bác sĩ thăm khám, xác định vi chất thiếu hụt ở trẻ, tìm đúng nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng, từ đó, có kế hoạch phù hợp trong việc chăm sóc con cái. Cha mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của bác bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng cho con thực đơn phù hợp, an tâm con trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.