Viêm phế quản RSV+ là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ Thu Cúc TCI đã thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bé N.N.M 15 tháng tuổi và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: “Thần tốc” đánh bại viêm phế quản RSV+ cho bé trai 15 tháng tuổi
1. Con sổ mũi dài ngày, đi khám phát hiện viêm phế quản RSV+
Thời tiết thay đổi thất thường khiến bé N.N.M 15 tháng tuổi thường xuyên ho, khò khè, khó thở. Tình trạng này kéo dài đã nhiều ngày nay khiến sức khỏe của con giảm sút, liên tục quấy khóc và bỏ ăn. Mặc dù cho con uống siro nhưng vẫn không giảm ho nên mẹ đã đưa N.M tới Thu Cúc TCI để khám.
Qua khám lâm sàng, nội soi tai mũi họng, chụp X-quang phổi, N.M được các bác sĩ chẩn đoán mắc viêm phế quản. Sau đó, bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm và kết luận, N.M mắc viêm phế quản phổi RSV+. Bé N.M ho nhiều, khó thở kèm ran rít, ran ngáy rõ rệt nên các bác sĩ đã chỉ định nhập viện điều trị nội trú.
N.N.M 15 tháng tuổi thường xuyên ho, khò khè, khó thở nên được mẹ đưa tới khám tại Thu Cúc TCI
RSV+ hay còn được gọi là virus hợp bào hô hấp, là một loại virus gây bệnh truyền nhiễm đường hô hấp và phổi phổ biến ở trẻ nhỏ. Chúng cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến không ít trẻ mắc viêm phế quản, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Khi mắc viêm phế quản RSV+, trẻ thường có các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ho, khò khè, khó thở… Một số trẻ có thể sốt cao kèm theo tình trạng người mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn…
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa – Trưởng Khoa Nhi Thu Cúc TCI cho biết: “Cũng giống như rất nhiều virus gây bệnh về đường hô hấp khác, RSV+ có thể lây lan trong môi trường thông qua dịch hắt hơi, ho, sổ mũi của trẻ mắc bệnh. Virus có thể tồn tại ngoài môi trường, trên các bề mặt hoặc đồ vật trong khoảng từ 4-7 giờ. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2-8 ngày, tùy thuộc vào thể trạng của từng bé, sau đó mới biểu hiện thành các triệu chứng. Bệnh có biểu hiện giống như cảm lạnh nên các bậc phụ huynh thường chủ quan, tự ý điều trị cho bé tại nhà. Đó cũng là lý do vì sao, có không ít trường hợp bố mẹ đưa con đi khám khi đã tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản…”
2. “Thần tốc” điều trị viêm phế quản RSV+
Đối với trẻ em, “hạn chế kháng sinh” là nguyên tắc hàng đầu được các bác sĩ Nhi khoa Thu Cúc TCI áp dụng trong việc điều trị bệnh lý. Ngay sau khi xác định nguyên nhân gây viêm phế quản ở N.M là do virus RSV+, bác sĩ Mai Hoa đã đưa ra phác đồ phù hợp, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh nhất có thể để bảo toàn sức khỏe của bé một cách toàn diện.
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ đã sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp thuốc long đờm, khí dung để làm thông thoáng đường thở cho bé, cải thiện thiểu tình trạng khò khè, khó thở. Đồng thời, bác sĩ đã bổ sung vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng thiết yếu cho bé thông qua các bữa ăn dinh dưỡng, sữa… được chế biến từ nhà hàng thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh ho ở trẻ em trong mùa lạnh sao cho hiệu quả?
Bé được chỉ định nhập viện để điều trị viêm phế quản RSV+ với phác đồ hạn chế kháng sinh
Với phác đồ điều trị phù hợp, chỉ chưa đầy năm ngày, tình trạng sức khỏe của bé đã tiến triển rất tích cực, cắt sốt, giảm ho, giảm khò khè nhiều. Bên cạnh đó, tinh thần của bé cũng đã ổn định nhiều, chịu ăn, chịu chơi và ít quấy khóc. Theo đánh giá của bác sĩ Mai Hoa, sức khỏe của bé hiện tại đã có thể hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí để xuất viện.
Để phòng ngừa viêm phế quản tái phát, bác sĩ tư vấn thêm cho bố mẹ cách chăm sóc N.M tại nhà và hẹn lịch tái khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
3. Lưu ý phòng ngừa tái phát viêm phế quản
RSV là virus có khả năng lây lan mạnh, ngay cả khi trẻ đã điều trị khỏi viêm phế quản thì cũng có thể tái nhiễm, tái phát. Do vậy, bố mẹ cần xây dựng một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học để bảo vệ sức khỏe cho trẻ:
– Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay sạch sẽ khi tới những nơi đông người, sau khi ho, hắt hơi…
– Giữ gìn vệ sinh thân thể, đồ dùng cá nhân, môi trường sống cho trẻ.
– Hạn chế để trẻ tới những nơi công cộng, tập trung đông người. Nếu phải tới những nơi công cộng, hãy để trẻ đeo khẩu trang bảo vệ.
– Cách ly trẻ với trẻ mắc bệnh hoặc có các dấu hiệu nghi nhiễm viêm phế quản.
– Giữ ấm cơ thể, giữ ấm vùng họng và chân tay cho trẻ khi trời trở lạnh, mưa.
– Cho trẻ ăn đủ chất, tăng cường rau củ, trái cây tươi xanh, uống đủ nước mỗi ngày.
– Bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho bé khi có chỉ định của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Viêm tai giữa trẻ em
Phụ huynh cần xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để phòng ngừa tái nhiễm, tái phát viêm phế quản cho bé
Viêm phế quản RSV+ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ và có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nên các bậc phụ huynh cần cảnh giác với các dấu hiệu của bệnh, đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị là cách tốt nhất nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.