Thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin cho trẻ

Thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin được bố mẹ sử dụng cho trẻ khi mà áp dụng các biện pháp hạ sốt thông thường nhưng không hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng thuốc sao cho hiệu quả và an toàn thì không phải bố mẹ nào cũng nắm rõ. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về các thông tin quan trọng khi sử dụng thuốc để hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm nhé!

Bạn đang đọc: Thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin cho trẻ

1. Tại sao trẻ lại bị sốt sau khi tiêm vacxin?

Khi trẻ được tiêm phòng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với vắc xin theo cách tương tự như khi đối mặt với virus hoặc vi khuẩn. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch sẽ nhận biết virus và vi khuẩn trong vắc xin như là tác nhân ngoại lai và tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng.

Quá trình này giúp cơ thể ghi nhớ và chuẩn bị trước cho việc đối mặt với virus và vi khuẩn tương tự trong tương lai. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch đã được kích thích trước đó sẽ nhanh chóng đáp ứng và tiêu diệt chúng, ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin cho trẻ

Trẻ bị sốt sau tiêm vacxin là một phản ứng phụ thông thường.

Sốt sau khi tiêm vắc xin là một biểu hiện của phản ứng miễn dịch tích cực và chứng tỏ rằng hệ miễn dịch đang hoạt động hiệu quả để đối phó với vắc xin. Sốt giúp cơ thể trẻ ngăn chặn sự tấn công của tác nhân gây bệnh và hạn chế khả năng sinh sản của chúng trong cơ thể. Đồng thời, sốt cũng kích thích sản xuất các hóa chất truyền tín hiệu để hướng dẫn phản ứng miễn dịch.

Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, không đủ mạnh để hoàn toàn chống lại các tác nhân trong vắc xin. Do đó, sau khi tiêm phòng, việc xuất hiện sốt nhẹ dưới 38.5 độ C là một phản ứng bình thường, đóng vai trò quan trọng của quá trình bảo vệ sức khỏe của trẻ cho thấy rằng cơ thể trẻ đang phát triển kháng thể. Do đó bố mẹ chớ nên lo lắng quá.

2. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt sau tiêm vacxin?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc xin, một số triệu chứng phổ biến mà trẻ có thể trải qua bao gồm sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại vùng tiêm, và cảm giác bồn chồn. Đây là những biểu hiện thông thường xuất phát từ phản ứng miễn dịch của cơ thể sau khi tiêm các loại vắc xin như vắc xin thương hàn, ho gà, 6in1 và thường tự giảm đi sau 1 – 2 ngày không gây ra tác động kéo dài hay di chứng. Trường hợp trẻ tiêm vắc xin sởi, quai bị cũng có thể sốt kéo dài từ 5 – 12 ngày, tùy thuộc vào từng loại vắc xin và hệ miễn dịch của trẻ.

– Nếu trẻ sốt nhẹ (

– Nếu trẻ sốt >38.5 độ, bố mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol (10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4-5 giờ, tổng liều không vượt quá 100mg/kg cân nặng/24 giờ). Hãy kiểm tra vết tiêm để đảm bảo không có dấu hiệu sưng, đỏ, hoặc bầm tím bất thường. Hạn chế sử dụng Ibuprofen và tuyệt đối không dùng Aspirin, vì những thuốc này có thể gây tác hại cho trẻ trong lúc này,

Tìm hiểu thêm: Tiêm chủng phòng ngừa ung thư cổ tử cung và lưu ý cần biết

Thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin cho trẻ

Bố mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin với liều lượng tương đương cân nặng của trẻ

– Nếu trẻ vẫn sốt sau khi sử dụng thuốc hạ sốt hoặc có bất kỳ dấu hiệu sưng đau nào tại vùng tiêm, bố mẹ nên thông báo ngay cho cơ sở tiêm chủng và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn.

3. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

3.1 Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ đi khám?

Nếu tình trạng sốt cao không giảm sau khi sử dụng thuốc hạ sốt và nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức trên 39 độ C kèm theo các triệu chứng sau, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

– Xây xẩm, cảm giác chóng mặt, hiện tượng choáng váng, cảm giác muốn ngã và mệt mỏi đột ngột.

– Cảm giác hồi hộp, đau tức ngực kéo dài, và những triệu chứng liên quan đến tim.

– Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, cảm giác lú lẫn, tình trạng hôn mê, co giật.

– Nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy không kiểm soát

– Xuất hiện các dấu hiệu như phát ban, nổi mẩn đỏ, hay xuất huyết dưới da.

3.2 Lựa chọn dạng Paracetamol phù hợp với trẻ

Bố mẹ cần lựa chọn dạng bào chế chứa paracetamol phù hợp với trẻ, bao gồm:

– Thuốc uống: Đối với trẻ lớn, có thể sử dụng dạng viên uống. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ hơn, khó nuốt, lựa chọn thuốc bột hoặc cốm pha dung dịch, hỗn dịch có thể được xem xét. Việc sử dụng muỗng hoặc thìa (dụng cụ đong) đi kèm sản phẩm là quan trọng để đảm bảo liều lượng chính xác theo hướng dẫn.

Thận trọng khi dùng thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Các mũi tiêm vacxin dành cho người lớn: 5 loại vacxin nên tiêm

Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám khi sốt cao kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường

 

– Thuốc đặt hậu môn: Đối với trẻ không thể uống thuốc hoặc dễ nôn sau khi uống, có thể sử dụng dạng viên đặt hậu môn. Bố mẹ cần đảm bảo rửa tay sạch trước và sau khi sử dụng thuốc cho trẻ. Đặt thuốc nên được thực hiện sau khi trẻ đã được làm sạch vệ sinh.

Nên đặt trẻ nằm nghiêng một bên và gập gối vào bụng, nhẹ nhàng đặt thuốc vào hậu môn trẻ, lưu ý đưa đầu nhỏ của viên thuốc vào phía trước. Tiếp theo, hãy khép và giữ 2 nếp mông của trẻ trong khoảng 2-3 phút, giữ tư thế nằm yên trong 10 phút để tránh viên thuốc bị rơi ra ngoài.

Nếu viên thuốc trở nên mềm, bố mẹ có thể lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh để viên thuốc rắn lại, từ đó dễ dàng đưa vào hậu môn của trẻ thuận tiện hơn.

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt sau tiêm vacxin mà bố mẹ cần biết để chăm sóc trẻ tốt hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *