Thận ứ nước – chớ nên chủ quan!

Thận ứ nước là tình trạng một hoặc cả hai quả thận bị giãn và sưng do sự ứ đọng của nước tiểu bên trong chúng. Thận ứ nước có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thậm chí đôi khi còn được phát hiện ở thai nhi trong quá trình siêu âm thai định kỳ (tình trạng này được gọi là thận ứ nước trước khi sinh). Ứ nước ở thận nhìn chung không ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh này có khi không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong trường hợp nặng, không được điều trị, thận ứ nước có thể gây sẹo, dẫn tới mất chức năng thận.

Bạn đang đọc: Thận ứ nước – chớ nên chủ quan!

Triệu chứng thận ứ nước

Thông thường, nước tiểu chảy qua đường tiết niệu với áp lực tối thiểu. Áp lực này tăng lên khi có vật cản trong đường tiết niệu. Sau khi nước tiểu tích tụ trong thận một thời gian dài, thận có thể giãn to, lấn sang các cơ quan lân cận.
Thời gian mà đường tiết niệu bị tắc nghẽn ảnh hưởng tới triệu chứng của thận ứ nước. Các triệu chứng nhẹ của ứ nước bao gồm đi tiểu nhiều và hay có nhu cầu đi tiểu. Các triệu chứng tiềm ẩn nghiêm trọng khác mà người bệnh có thể gặp là:

  • Đau ở vùng bụng hoặc sườn
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau khi đi tiểu
  • Tiểu không hết
  • Sốt

Thận ứ nước – chớ nên chủ quan!

Đau ở vùng bụng hoặc sườn, đau khi đi tiểu,… có thể là triệu chứng thường gặp của thận ứ nước.

Làm gián đoạn dòng chảy của nước tiểu do tắc nghẽn trong đường tiết niệu sẽ dẫn tới nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là lý do tại sao nhiễm trùng đường tiết niệu là biến chứng thường gặp nhất của thận ứ nước. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:

  • Nước tiểu đục
  • Đi tiểu đau
  • Có cảm giác bỏng rát mỗi khi đi tiểu
  • Dòng tiểu yếu
  • Đau lưng
  • Đau ở vùng bàng quang
  • Sốt
  • Ớn lạnh

Nếu phát hiện có các triệu chứng của thận ứ nước, nên tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay. Nếu không xử lý kịp thời, nhiễm trùng đường tiết niệu do thận ứ nước có thể dẫn tới tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm bể thận và nhiễm trùng huyết.

Nguyên nhân thận ứ nước

 Sỏi thận là "thủ phạm" phổ biến nhất gây ra tình trạng tắc nghẽn đột ngột niệu quản, dẫn tới thận ứ nước.

Sỏi thận là “thủ phạm” phổ biến nhất gây ra tình trạng tắc nghẽn đột ngột niệu quản, dẫn tới thận ứ nước.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thận ứ nước là tắc đường niệu một bên thận cấp tính – tình trạng tắc nghẽn đột ngột niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận). Sỏi thận là “thủ phạm” phổ biến nhất gây ra tình trạng tắc nghẽn đột ngột nêu trên. Trong một số trường hợp, sẹo và cục máu đông cũng có thể gây ra tắc đường niệu một bên thận cấp tính.
Niệu quản bị chặn có thể khiến nước tiểu chảy ngược vào thận, gây sưng. Tình trạng này được gọi là trào ngược bàng quang – niệu quản.
Các nguyên nhân khác gây tắc nghẽn niệu quản, dẫn tới thận ứ nước có thể là:

  • Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới
  • Phụ nữ mang thai.
  • Có khối u ở trong hoặc gần niệu quản
  • Niệu quản bị hẹp do chấn thương hoặc dị tật
  • Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản

Chẩn đoán thận ứ nước

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân tuyến vú không phát triển

 Siêu âm thận được xem là "tiêu chuẩn vàng" để chẩn đoán ứ nước.

Siêu âm thận được xem là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán ứ nước.

Chấn đoán càng sớm thận ứ nước càng tốt, vì nếu để kéo dài quá lâu mà không điều trị, thận có nguy cơ bị hỏng vĩnh viễn. Bác sĩ có thể bắt đầu quá trình chẩn đoán bằng việc đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát và tìm hiểu bất cứ triệu chứng tiết niệu nào mà người bệnh có. Bằng cách nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng và sườn, bác sĩ sẽ phát hiện thấy thận sưng và giãn to.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể  sử dụng một ống thông tiểu để rút nước tiểu từ bàng quang. Nếu không thể lấy nước tiểu bằng cách này, chứng tỏ có sự tắc nghẽn trong bàng quang hoặc niệu đạo.
Người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện siêu âm hoặc chụp CT scan để bác sĩ xác định rõ mức độ sưng tấy của thận và vị trí tắc nghẽn. Trong đó siêu âm thận được xem là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán ứ nước. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh này cho phép bác sĩ quan sát được chi tiết hơn về thận.

Điều trị thận ứ nước

Thận ứ nước – chớ nên chủ quan!

>>>>>Xem thêm: Vì sao tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ cao hơn đàn ông?

Điều trị thận ứ nước tập trung vào loại bỏ vật cản đang chặn dòng chảy của nước tiểu.

Điều trị thận ứ nước tập trung vào loại bỏ vật cản đang chặn dòng chảy của nước tiểu. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn.
Nếu niệu quản bị tắc nghẽn là nguyên nhân gây ra thận ứ nước, cách điều trị thường là:

  • Đặt ống stent vào niệu quản, đi qua các vật cản và thông dòng nước tiểu chảy từ thận xuống để ra ngoài.
  • Gắn ống soi thận qua da: đây là kỹ thuật đặt một ống thông qua các khe gian sườn trực tiếp vào thận để tháo nước tiểu ra ngoài, làm cho thận hết bị giãn căng và giúp bệnh nhân bớt đau.
  • Dùng thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng

Nếu mô sẹo hoặc cục máu đông gây tắc nghẽn, bác sĩ có thể loại bỏ hoàn toàn khu vực bị ảnh hưởng. Sau đó nối các phần bình thường còn lại của niệu quản vào với nhau để khôi phục lại dòng chảy của nước tiểu.
Nếu nguyên nhân gây thận ứ nước là do sỏi thận, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để lấy sỏi. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Điều này giúp đảm bảo người bệnh không bị nhiễm trùng thận.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *