Tháo gỡ thắc mắc bị bệnh trĩ có nên tập gym hay không

Bệnh trĩ gây cản trở cho người mắc trong rất nhiều hoạt động. Trong đó, không thể không kể đến các loại hình thể dục thể thao – những hoạt động liên quan trực tiếp đến thể chất. Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Bị bệnh trĩ có nên tập gym không?”. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu.

Bạn đang đọc: Tháo gỡ thắc mắc bị bệnh trĩ có nên tập gym hay không

1. Bệnh trĩ: Khái niệm, phân loại và nguyên nhân

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp trong các nhóm bệnh về hậu môn và trực tràng. Bệnh xảy ra do tình trạng tĩnh mạch hậu môn- trực tràng bị giãn nở quá mức, tạo thành các búi trĩ. Các búi trĩ này gây đau đớn, ngứa ngáy cho người bệnh. Đi kèm với đó là các triệu chứng khác như đại tiện ra máu, búi trĩ sa ra ngoài khi bệnh đã trở nặng.

Bệnh trĩ thường được chia thành hai loại là trĩ nội (các búi trĩ nằm trong ống hậu môn) và trĩ ngoại (búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn). Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp là tổng hợp các đặc tính của trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ chia thành 4 cấp độ, các tình trạng nặng dần theo các cấp.

Hiện chưa thật sự khẳng định được cơ chế hình thành bệnh trĩ là gì. Có một số chuyên gia giải thích theo các thuyết cơ học và thuyết mạch máu. Tuy vậy, những nguyên nhân tăng nguy cơ bị bệnh trĩ lại rất đa dạng. Có những yếu tố như chế độ ăn uống không lành mạnh, bệnh táo bón kéo dài, đặc tính công việc cần ngồi lâu hoặc bê vác nặng,… Ngoài ra, phụ nữ còn có thêm một yếu tố dễ bị bệnh trĩ là quá trình mang thai và sinh con. Đặc biệt là với sản phụ sinh thường. Những yếu tố này đều có chung đặc điểm là gây tăng áp lực hậu môn. Từ đó dễ dàng ảnh hưởng đến tĩnh mạch hậu môn gây ra bệnh trĩ.

Tháo gỡ thắc mắc bị bệnh trĩ có nên tập gym hay không

Bệnh trĩ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người mắc

2. Bị bệnh trĩ thì có nên tập gym hay không, tập thế nào cho đúng?

2.1. Phân tích: Bị bệnh trĩ có nên tập gym?

Người bị bệnh trĩ thường được khuyến khích tập luyện và vận động để cải thiện bệnh. Tuy vậy, tập bài tập nào thì còn cần phải xem xét có phù hợp hay không. Không phải loại hình thể dục thể thao nào cũng phù hợp.

Gym là tên gọi chung của nhiều bài tập nhằm nâng cao thể hình, sức mạnh, sự dẻo dai và linh hoạt. Chính vì vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu bị bệnh trĩ có thể tập gym hay không. Trên thực tế, người bị bệnh trĩ vẫn có thể tập gym nếu như những bài tập được xây dựng hợp lý căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe nền của mình. Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi quyết định tập luyện.

Nếu tập luyện đúng cách và vừa với sức khỏe, bệnh nhân có thể cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa ứ trệ ở các mạch máu và hạn chế việc búi trĩ phình to ra. Một số lợi ích khác của gym khi tập đúng cách như giảm áp lực lên hậu môn, tăng cường nhu động ruột. Phân sẽ di chuyển dễ dàng hơn, giảm các triệu chứng táo bón – cơn ác mộng của bệnh trĩ. Ngoài ra, tập luyện làm thư giãn các cơ hậu môn ngăn ngừa biến chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là tắc mạch ở trĩ ngoại.

2.2. Bị bệnh trĩ có nên tập gym – cần tránh những bài tập như thế nào?

Một vài bài tập gym bệnh nhân trĩ đặc biệt cần tránh là Squad, đạp xe, cử tạ,.. Những bài tập có tính chất tương tự cũng khiến cho búi trĩ dễ dàng lòi ra ngoài. Áp lực lên ổ bụng và mông tăng nhanh. Ngoài ra, bài tập gập bụng cũng không được khuyến khích. Người bị bệnh trĩ nên tránh các bài co giãn cơ vùng lưng, dồn áp lực xuống thân dưới gây nên căng tức búi trĩ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ khi mang thai và những điều cần lưu ý 

Tháo gỡ thắc mắc bị bệnh trĩ có nên tập gym hay không

Người bị bệnh trĩ cần tránh các bài tập gập cơ bụng

Nhìn chung, người bị bệnh trĩ nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng. Tuyệt đối tránh những hoạt động yêu cầu thể lực cao hoặc tác động trực tiếp lên ổ bụng, hậu môn.

2.3. Những bài tập khác tốt cho người bệnh trĩ

Bệnh nhân có thể tham khảo những bài tập phù hợp cho người bị bệnh trĩ như sau:

– Bài tập co thắt cơ hậu môn, giúp tăng cường khả năng co thắt cho cơ vòng ở hậu môn. Bài tập này rất phù hợp cho bệnh nhân mới bị búi trĩ lòi ra ngoài..

– Bài tập nâng hậu môn: Bài tập giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt hậu môn khi di chuyển.

– Bài tập đi bộ.

3. Người bị trĩ tập gym cần lưu ý những gì

3.1. Lưu ý trong tập luyện ở người bị bệnh trĩ

Người bị bệnh trĩ được khuyến cáo những điều dưới đây:

– Lựa chọn mức độ vừa phải, phù hợp với tình trạng bệnh. Hãy đến các phòng gym chuyên nghiệp và uy tín để được tư vấn xây dựng bài tập hợp lý, hiệu quả, tránh tập luyện quá sức.

– Không nên nghỉ giữa các bài tập quá lâu. Các chuyên gia không khuyến khích người bị bệnh trĩ nghỉ ngơi quá lâu giữa các hiệp. Khi này, hệ thống tim mạch sẽ không nhận được nhiều hiệu quả từ việc tập luyện. Việc rút gọn thời gian nghỉ ngơi ở mức hợp lý sẽ giúp cho hệ thống tim mạch tăng cường sức chịu đựng. Ngoài ra kích thích tuần hoàn lưu thông và hạn chế ứ đọng huyết ở hậu môn.

– Hãy dừng lại và tìm bài tập khác phù hợp hơn khi bạn cảm thấy đau: Khi tập luyện, bạn cần cẩn thận với cảm giác đau. Búi trĩ đã to sẽ gây đau khi tập, vì vậy đừng ngại chia sẻ với người hỗ trợ và bác sĩ để tìm ra phương án tốt hơn.

3.2. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị trĩ

Cần cân bằng chế độ dinh dưỡng để phù hợp với thể lực, tình trạng bệnh để có hệ tiêu hóa mạnh khỏe hơn. Ngoài ra, cần bù nước và bổ sung hoa quả, bù khoáng sau khi hoàn thành các bài tập.

Đừng quên việc kết hợp các biện pháp tập luyện cùng các chế độ ăn lành mạnh. Người bệnh cần bổ sung các nhóm thực phẩm như sau:

– Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Chất xơ có nhiều trong rau củ quả, bệnh nhân nên tăng cường nhóm thực phẩm này để bổ sung chất xơ, tránh táo bón gây đau đớn và đi đại tiện khó khăn.

– Nhóm thực phẩm giúp nhuận tràng: Người bệnh đặc biệt nên sử dụng các loại hoa quả như thanh long, chuối, các loại rau củ như khoai lang. rau mồng tơi, rau đay,… Ngoài ra, nên sử dụng các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu olive, dầu hạt lanh,..

Tháo gỡ thắc mắc bị bệnh trĩ có nên tập gym hay không

>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu bệnh trĩ: Nguyên nhân và cách điều trị

Chuối là thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ, hỗ trợ nhuận tràng

– Nhóm thực phẩm giàu sắt, kẽm, magie,…: Những chất này đóng vai trò hỗ trợ tình trạng mất máu, thiếu máu của bệnh nhân trĩ bị chảy máu quá nhiều.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “bị bệnh trĩ có nên tập gym hay không” và các thông tin xoay quanh bệnh trĩ giúp độc giả có cái nhìn rõ nét hơn về căn bệnh này. Đặc biệt, bệnh trĩ không thể tự khỏi nếu không được điều trị y tế đúng cách. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời trước khi bệnh trở nặng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *