Sau khi tháo vòng tránh thai cần kiêng gì là điều đa số chị em quan tâm. Thông tin sau đây của chúng tôi có thể sẽ giúp bạn có được những kiến thức cần thiết.
Bạn đang đọc: Tháo vòng tránh thai cần kiêng gì?
1. Tháo vòng tránh thai cần kiêng gì?
Sau khi tháo vòng, chị em nên tuân thủ một số kiêng cữ để hạn chế tối thiểu tác dụng phụ, biến chứng có thể xảy ra.
– Kiêng vận động mạnh, kiêng làm việc nặng ngay sau khi tháo vòng: Ít nhất 1 tiếng đầu sau khi tháo vòng, không nên đi lại nhiều, không nên lên xuống cầu thang nhiều. Không làm việc nặng trong khoảng 1 tuần, tránh những hoạt động thể thao, bơi lội, leo núi… Trường hợp nếu không may vòng lọt vào bụng, tiến hành phẫu thuật nội soi lấy vòng ra, thì bạn nữ nên nghỉ ngơi 2 – 3 tuần để không ảnh hưởng sức khỏe.
– Kiêng thụt rửa vùng kín, ngâm mình trong bồn nước: Sau khi tháo vòng, bạn nữ cần chú ý vệ sinh, nhưng phải đúng cách, không nên vệ sinh quá nhiều lần, không nên thụt rửa hay ngâm trong bồn nước để không gián tiếp gây viêm nhiễm phụ khoa.
– Kiêng quan hệ tình dục sau khi tháo vòng tránh thai: Tuy là thủ thuật đơn giản nhưng tháo vòng cũng có thể làm đau âm đạo, và tổn thương tử cung. Nếu quan hệ tình dục ngay sau khi tháo vòng có thể gây đau, chảy máu âm đạo, khiến vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập gây bệnh phụ khoa.
Sau tháo vòng tránh thai 1 tuần đến 10 ngày, mới nên quan hệ trở lại. Việc quan hệ nên nhẹ nhàng. Nếu sau khi quan hệ thấy có hiện tượng bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng, khí hư bất thường… cần lập tức đến các cơ sở y tế kiểm tra lại.
– Kiêng quan hệ trở lại ngay sau khi tháo vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai có thể ảnh hưởng đến tử cung, dù thời gian đặt là dài hay ngắn. Chính vì thế sau khi tháo vòng, không nên sinh con ngay hãy để tử cung có thời gian phục hồi. Tốt nhất hãy chờ khoảng 2, 3 tháng sau khi đã tháo vòng để tử cung ổn định rồi mới có em bé.
Bên cạnh đó, sau khi tháo vòng chị em cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ trong việc uống thuốc kháng viêm, kháng sinh đầy đủ, tránh viêm nhiễm và dính buồng tử cung.
Nếu không đủ điều kiện sức khỏe, hoặc đang mắc những bệnh cấp tính, tạm thời chưa nên tháo vòng, hãy chờ cho đến khi cơ thể khỏe mạnh trở lại. Trường hợp chị em bị viêm nhiễm vùng kín, cần trị dứt điểm sau đó mới tiến hành tháo vòng.
2. Những thay đổi cơ thể khi tháo vòng tránh thai
Chị em nếu như không có bệnh lý bất thường về sản khoa thì khi tháo vòng tránh thai sức khỏe vẫn bình thường, có thể ra ít máu âm đạo rồi tự hết. Ở một số người, có tâm lý như hụt hẫng, không thoải mái, thấy thiếu thiếu thứ gì đó…
Một số trường hợp nếu để quá lâu, chất lượng vòng tránh thai không đảm bảo lúc tháo ra có thể bị đứt dây, khiến việc lấy vòng gặp khó khăn, tổn thương niêm mạc lòng tử cung, cổ tử cung, ra máu nhiều khoảng 3 đến 4 ngày… Lúc này điều quan trọng là bạn cần được kiểm tra, theo dõi và xử trí bởi bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu thêm: Người phụ nữ rất đỗi bình thường nhưng khi mang trên vai thiên chức làm Mẹ bỗng “hóa phi thường”
>>>>>Xem thêm: U nang buồng trứng có xử trí được không?
Thông tin về tháo vòng tránh thai cần kiêng gì mà chúng tôi cung cấp hi vọng đã giúp bạn đọc có được kiến thức cần thiết cho bản thân.