Bệnh thấp khớp cấp gây suy tim là biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh khi không được thăm khám và chữa trị kịp thời hiệu quả.
Bạn đang đọc: Thấp khớp cấp gây suy tim
Bệnh thấp khớp cấp gây suy tim nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Tại sao bệnh thấp khớp cấp gây suy tim
Bệnh thấp khớp cấp nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như bệnh thấp tim. Bệnh thấp tim là tình trạng tổn thương các van tim mạn tính, xảy ra khi người bệnh trải qua đợt sốt thấp khớp cấp tính. Những tổn thương này có thể dẫn tới suy tim.
Sốt thấp khớp cấp tính thường gây ra viêm cơ tim. Viêm cơ tim ảnh hưởng tới các bộ phận của tim – các màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc.
Bệnh thấp tim ảnh hưởng tới một nửa những người bị sốt thấp khớp với viêm cơ tim. Hầu hết các trường hợp phát hiện bệnh thấp tim sau 10-20 năm xảy ra sốt thấp khớp cấp tính.
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 6 – 15 tuổi, nhưng không ít trường hợp xảy ra ở lứa tuổi 20 hoặc hơn nữa. Ngày nay người ta đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A đường hô hấp trên (Streptococcus A).
Triệu chứng bệnh thấp khớp cấp
Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì? Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thấp khớp cấp cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.
Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh thấp khớp cấp gây suy tim đe dọa tính mạng người bệnh, việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp giúp hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả tốt hơn. Một số triệu chứng dễ nhận biết bệnh thấp khớp cấp như sau:
- Khởi bệnh thường là cấp tính với sốt, đau-viêm họng, đau viêm khớp.
- Vị trí đau bắt đầu thường ở các khớp lớn (khớp gối, khớp khuỷu tay, khớp cổ chân).
- Sưng nóng đỏ đau, khớp lớn, không hoặc ít đối xứng.
- Viêm họng như sốt cao, mệt mỏi, đau rát họng, nuốt khó, ho khan hoặc có đờm.
- Di chuyển từ khớp này sang khớp khác, khi chuyển sang khớp mới, khớp cũ hết đau, không để lại di chứng tại khớp .
- Có thể có Viêm màng ngoài tim, màng trong tim, viêm cơ tim .
- Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ.
Phòng bệnh thấp khớp cấp
- Thấp khớp cấp là một bệnh có thể phòng có hiệu quả nếu chúng ta quan tâm đúng mức.
- Việc dự phòng gồm phòng thấp ban đầu và phòng thấp tái phát. Phòng thấp ban đầu áp dụng cho trẻ chưa bao giờ bị thấp tim
- Trẻ cần thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng đánh răng, xúc họng, ngậm họng bằng nước muối.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp trên.
- Nếu cha mẹ phát hiện con mình bị viêm họng, sưng khớp cần phải cho trẻ đi khám bệnh, làm xét nghiệm để phát hiện, điều trị sớm, đúng cách.
- Nếu trẻ mắc các bệnh mạn tính vùng hầu họng cần được điều trị một cách triệt để
- Viêm họng do liên cầu cần được điều trị bằng Penicillin trong khoảng 10 ngày.
- Ngoài ra cần cải thiện điều kiện sống nhằm tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng bệnh
- Phòng thấp thứ phát áp dụng cho người đh bị thấp tim, đặc biệt khi đh có tổn thương van tim.
- Khám sức khỏe định kỳ cần được thực hiện đều đặn. Với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch cần đến bệnh viện để thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Thoái hóa khớp gối – nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng bệnh
Người bệnh thấp khớp cấp cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định điều trị hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.