Thay đổi nội tiết sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục

Cơ thể các mẹ sẽ trải qua thay đổi nội tiết sau sinh và phải mất một thời gian để trở lại trạng thái bình thường. Sự mất cân bằng nội tiết này có thể dẫn đến trầm cảm, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt và nhiều hơn nữa.

Bạn đang đọc: Thay đổi nội tiết sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục

Trong bài viết này, các bác sĩ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ cung cấp cho các mẹ một số thông tin về nội tiết cơ bản, khôi phục sự cân bằng nội tiết bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

1. Nguyên nhân làm thay đổi nội tiết sau sinh

Sự thay đổi nồng độ hormone sinh sản nữ là estrogen và progesterone dẫn đến mất cân bằng nội tiết sau sinh. Những hormone này rất quan trọng trong thai kỳ và sau khi sinh. Sự mất cân bằng nội tiết dẫn đến một vài thay đổi về thể chất và tinh thần trong cơ thể mẹ.

Tuy nhiên, những thay đổi nội tiết này chỉ là tạm thời và mẹ không cần lo lắng nhiều.

Thay đổi nội tiết sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục

Mất cân bằng nội tiết sau sinh có thể gây nhiều vấn đề về thể chất lẫn tinh thần cho chị em.

Khi mang thai, hormone progesterone được sản xuất và điều chỉnh bởi nhau thai để duy trì môi trường hỗ trợ thai nhi bên trong tử cung. Sau khi em bé được sinh ra, nồng độ progesterone sẽ giảm xuống và thường không tăng lên cho tới khi chị em bắt đầu rụng trứng sau sinh. Đến khi đó, nồng độ estrogen trong cơ thể chị em lại tăng lên. Nồng độ estrogen tăng cao sẽ dẫn đến một số tình trạng sau:

Suy giáp: nồng độ estrogen cao khiến nồng độ globulin liên kết với tuyến giáp do gan sản xuất tăng, gây ra viêm tuyến giáp. Nồng độ estrogen tăng có thể gây ra căng thẳng, dẫn đến nồng độ cortisol tăng. Nếu tình hình nghiêm trọng thì chị em còn có nguy cơ bị suy giáp. các vấn đề sau sinh

Tuyến thượng thận suy yếu: do nồng độ estrogen quá cao cũng sẽ gây suy yếu tuyến thượng thận, theo đó, tuyến này sẽ không sản xuất đủ cortisol cho cơ thể.

Ngoài ra, mẹ còn có thể trải qua những thay đổi về thể chất và tâm trạng khác.

Thay đổi nội tiết sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục

Tắm nắng giúp cả mẹ và bé hấp thụ vitamin D, một vi chất rất cần để chống lại mất cân bằng nội tiết

2. Biểu hiện của thay đổi nội tiết sau sinh

Các triệu chứng mẹ có thể gặp phải do mất cân bằng nội tiết sau sinh gồm: mệt mỏi, giảm cân, tâm trạng thất thường và lo lắng, mất ngủ, rụng tóc, hội chứng kiệt sức sau sinh, dị ứng, nóng bừng, giảm ham muốn, nổi mụn, da khô, táo bón, kinh nguyệt không đều, u nang vú, đánh trống ngực, khô âm đạo và có thể bị trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh chính là kết quả của mất cân bằng nội tiết sau sinh. Khoảng 10-20% các mẹ mới sinh xong rơi vào tình trạng này. Nó có thể bắt đầu ở bất cứ thời điểm nào sau sinh và có khi kéo dài đến 1 năm. Các biểu hiện của trầm cảm sau sinh bao gồm thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh, lo lắng và thay đổi khẩu vị.

Những chẩn đoán lâm sàng về trầm cảm sau sinh sẽ là cơ sở để bác sĩ đưa ra loại thuốc chống trầm cảm phù hợp giúp giảm bớt rối loạn. Hơn nữa, khi được một chuyên gia tư vấn và theo dõi thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. Ngoài dùng thuốc, các mẹ nên ăn uống những thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để nhanh chóng phục hồi.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp ung thư đại tràng có chữa được không

Thay đổi nội tiết sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục

Mẹ cần ăn đầy đủ dưỡng chất để khôi phục lại nội tiết sau sinh.

3. Các khôi phục cân bằng nội tiết sau sinh

Dưới đây là một số cách hiệu quả để cân bằng nội tiết trong cơ thể mẹ sau khi sinh:

Tránh các thực phẩm có màu trắng: gạo, bánh mì, sữa, mì ống, bánh quế… là những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate phức tạp và nó không tốt cho các mẹ bị mất cân bằng nội tiết sau sinh.

Tập thể dục: việc tập luyện thể chất sẽ giúp làm giảm căng thẳng, thúc đẩy cân bằng nội tiết. Đi bộ là cách tuyệt vời giúp các mẹ sau sinh gia tăng mức năng lượng trong cơ thể.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ: chất xơ dư thừa trong chế độ ăn sẽ liên kết với estrogen, loại bỏ estrogen dư thừa ra khỏi cơ thể.

Tập yoga: tập luyện bộ môn này giúp giảm lo lắng, căng thẳng và mất ngủ, từ đó giúp khôi phục lại sự cân bằng nội tiết.

Tránh thực phẩm nhiều chất béo: những thực phẩm nhiều chất béo làm tăng nồng độ estrogen. Hãy tránh các loại dầu thực vật được cho là ảnh hưởng tới nồng độ estrogen và ăn nhiều cá giàu axit béo omega-3.

Thay đổi nội tiết sau sinh: Nguyên nhân, cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Toàn bộ thông tin về khám đo độ mờ da gáy mà mẹ bầu cần biết

Tập thể dục cũng là cách giúp nội tiết của mẹ sau sinh nhanh chóng cân bằng trở lại.

Vitamin D: bổ sung vitamin D và tắm nắng có thể giúp bù lại sự thiếu hụt loại vitamin này trong cơ thể và kiếm soát nồng độ estrogen.

Châm cứu: biện pháp cổ truyền này cũng giúp điều chỉnh cân bằng nội tiết.

Tránh dùng thuốc tránh thai: vì cơ thể cần một thời gian để trở lại trạng thái bình thường nên các mẹ hãy tránh dùng thuốc tránh thai ngay sau khi sinh bởi nó có thể làm mất cân bằng nội tiết, gây ra những thay đổi về tâm lý lẫn sinh lý.

Magie: vi chất này có vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội tiết trong cơ thể. Các mẹ có thể ăn nhiều thực phẩm giàu magie hoặc uống magie theo chỉ định của bác sĩ.

Nói không với rượu và caffein, tránh xa các sản phẩm từ đậu nành.

Bổ sung vitamin và khoáng chất để duy trì sự cân bằng nội tiết bên trong cơ thể.

Ngủ đủ giấc bởi thiếu ngủ khiến tình trạng mất cân bằng nội tiết trầm trọng hơn.

Tin liên quan

  • Viêm đường tiết niệu sau sinh: Nỗi khổ chung của nhiều chị em
  • Phụ nữ sau sinh có được ăn bánh ngọt không
  • Bà đẻ sau sinh có được ăn táo không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *