Thay khớp gối toàn phần là biện pháp điều trị cuối cùng nhằm giúp thay thế phần khớp gối bị hư hỏng nặng và không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn khác. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về quy trình cũng như các lưu ý quan trọng cần nắm rõ khi thực hiện biện pháp này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Thay khớp gối toàn phần: Quy trình và các lưu ý cần biết
1. Tổng quan về phương pháp thay khớp gối toàn phần
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần được xem là giải pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả nhất đối với các bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng độ 3,4, điều chỉnh được hoàn hảo các biến dạng của khớp, từ đó giúp bệnh nhân cải thiện được triệu chứng đau và tránh được những nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.
Với phương pháp phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối thì đường mổ nhỏ ít xâm lấn, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành sử dụng một loại bánh chuyên dụng để mở các mô mềm và đến khu vực cần tiến hành phẫu thuật, mô cấy vẫn như phương pháp truyền thống, tuy nhiên phương pháp và kỹ thuật phẫu thuật mới này đã có sự điều chỉnh. Do đó, vết mổ sẽ nhỏ và ngắn chỉ khoảng 12cm, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng đến bốn đầu gân và xương bánh chè không bị đảo ngược.
Phương pháp này giúp bệnh nhân cải thiện được triệu chứng đau và tránh được những nguy cơ tàn tật vĩnh viễn
2. Quy trình thực hiện phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối
2.1. Trước khi thực hiện phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Trước khi mổ, bác sĩ phẫu thuật sẽ giải thích các thuận lợi và khó khăn, biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp trong và sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân và người nhà đồng ý thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng mổ, bác sĩ tiến hành tiêm thuốc giúp thư giãn và tiêm kháng sinh trước phẫu thuật. Trong phòng phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ gây mê hoàn toàn.
2.2. Trong khi thực hiện phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
– Khi bệnh nhân đã gây mê xong, nhóm phẫu thuật sẽ kê tư thế của bệnh nhân sao cho phù hợp. Tiếp theo, phẫu thuật viên sẽ bắt đầu mở một đường rạch da ở trên gối và tiếp cận với khớp gối, sau đó tiến hành mở rộng khớp gối và đặt một khuôn cắt vào đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày để giúp cắt bỏ phần xương và sụn hư. Trang thiết bị này cho phép bác sĩ thao tác hoàn toàn chính xác bởi vậy khớp nhân tạo được đặt vào gần như là chính xác tuyệt đối và tiếp đó bề mặt xương bánh chè cũng được cắt bỏ đi.
– Sau đó, các bác sĩ sẽ tiến hành bước lắp đặt khớp gối. Bước này bắt đầu với một khớp giả xương đùi và xi măng là chất kết dính. Chất xi măng xương đặc biệt được đặt giữa phần khớp giả và xương đùi, kế tiếp là mâm chày giả bằng hợp kim được đặt tại nơi bề mặt của xương chày, bộ phận này sẽ cung cấp bề mặt chịu lực cho xương đùi.
– Tiếp theo, một đĩa bằng plastic được đặt lên mân chày và nút của xương bánh chè được đặt ở mặt sau xương bánh chè.
– Kết thúc ca phẫu thuật, vết mổ sẽ được khép lại sau khi bác sĩ đặt ống dẫn lưu, băng lại vết mổ nẹp cố định và chuyển bệnh nhân sang phòng hậu phẫu. Tại đây, bệnh nhân sẽ được thay băng và chích thuốc theo dõi hàng ngày.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa trị giãn dây chằng bả vai NHANH KHỎI nhất
Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối cần đòi hỏi độ chính xác cao
2.3. Một số lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật thay khớp gối
Chườm đá lạnh ở quanh khớp gối (thời gian 6 tuần sau khi mổ)
Bệnh nhân nên chườm túi đá lạnh ở xung quanh khớp gối khoảng 20 phút mỗi giờ; một ngày có thể làm nhiều lần (tối thiểu là 3 lần), chườm tới khi thấy dễ chịu, đỡ đau để giúp giảm sưng nề khớp.
Chăm sóc vết thương và tắm rửa sau mổ
– Bệnh nhân được ngồi trên ghế, tắm vòi sen sau phẫu thuật vào ngày thứ 4.
– Bệnh nhân phải băng kín vết mổ bằng băng không thấm nước trước khi đi tắm.
– Bệnh nhân cần đề phòng nguy cơ bị ngã cao do trơn, trượt.
– Bệnh nhân cần tránh dồn lực quá nhiều vào chân phẫu thuật.
– Bệnh nhân cần cắt chỉ 14 ngày sau phẫu thuật tại bệnh viện.
Tập luyện phục hồi chức năng (khoảng 2 buổi/ngày)
Việc tập luyện giúp tăng sức cơ quanh khớp gối, phòng tránh sự thuyên tắc mạch, duy trì khả năng vận động đi lại và cần thực hiện theo chỉ định bác sĩ. Chương trình tập phục hồi chức năng cần được bắt đầu trước khi phẫu thuật và ngay ngày đầu sau khi mổ.
Duy trì và đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý
– Bệnh nhân cần ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng để duy trì khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày một cách khoa học nhằm giúp cho vết thương mau lành.
– Tình trạng táo bón có thể xảy ra do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc ít hoạt động sau khi mổ. Vì vậy bệnh nhân cần ăn thức ăn nhiều chất xơ để giúp ngăn ngừa táo bón.
3. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần đến khám lại vào lúc nào?
– Nếu bệnh nhân cảm thấy bị sốt cao (>38 độ C).
– Bệnh nhân cảm thấy đau gối bất thường, đau hơn trước phẫu thuật và dùng thuốc cũng không thấy đỡ đau.
– Nhận thấy vết mổ bị tấy đỏ, nhức và có dịch tiết chảy ra.
– Nhận thấy màu sắc và nhiệt độ chân bên phẫu thuật bị thay đổi.
– Tình trạng chảy máu cam hoặc có máu trong nước tiểu (trong trường hợp bệnh nhân đang được dùng thuốc chống đông máu dự phòng huyết khối).
– Nếu bệnh nhân bị ngã.
>>>>>Xem thêm: Làm rõ vấn đề thoát vị đĩa đệm có chữa được không
Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận cần đi khám lại ngay nếu có dấu hiệu bất thường
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp thay toàn bộ khớp gối. Ngoài ra, bạn đừng quên chú ý tới những thay đổi bất thường trong cơ thể, thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh sớm và điều trị ngay nhằm tránh biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.