Phẫu thuật thay khớp háng đã có hơn 40 năm được ứng dụng thành công tại Việt Nam. Đây là giải pháp giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau khớp háng, lấy lại khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy, nên lựa chọn thay khớp háng ở đâu tốt, cần lựa chọn theo tiêu chí nào?
Bạn đang đọc: Thay khớp háng ở đâu tốt? Cần lực chọn theo tiêu chí gì?
1. Phẫu thuật thay khớp háng
Phẫu thuật khớp háng được thực hiện nhằm loại bỏ phần khớp háng thương tổn để thay thế bằng một khớp háng nhân tạo. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ thoát khỏi những cơn đau khớp háng khủng khiếp trước đó, khôi phục lại khả năng vận động, trở lại sinh hoạt làm việc bình thường. Nhờ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Phẫu thuật thay khớp háng thường được chỉ định khi người bệnh đã thực hiện điều trị bằng các phương pháp bảo tồn trước đó nhưng không mang lại hiệu quả. Đây cũng là một cuộc đại phẫu, nên người bệnh sẽ được thăm khám tổng thể, đánh giá chi tiết về tình trạng khớp, tình trạng sức khỏe rồi bác sĩ mới đưa ra chỉ định điều trị cuối cùng.
Phẫu thuật thay khớp háng giúp thay thể phần khớp háng bị tổn thương bằng một khớp háng nhân tạo.
2. Kỹ thuật thực hiện trong phẫu thuật thay khớp háng
Hiện nay, có 2 loại thay khớp háng chính là thay khớp háng toàn phần và thay khớp háng bán phần:
2.1. Thay khớp háng toàn phần
Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật thay mới hoàn toàn phần cổ chỏm của xương đùi và ổ cối. Kỹ thuật này được chỉ định trong các trường hợp thoái hóa khớp háng, bị hoại tử vô khuẩn hoặc theo nhu cầu của bệnh nhân,… Thay khớp háng toàn phần là một cuộc phẫu thuật rất nặng nề nên điều quan trọng là bệnh nhân phải đảm bảo sức khỏe để có thể chịu được áp lực gây mê kéo dài.
Thay khớp háng toàn phần thể hiện nhiều ưu thế, tuổi thọ khớp háng nhân tạo là lâu dài nhất nên được chỉ định thực hiện ở đối tượng người trẻ tuổi.
2.2. Thay khớp háng bán phần
Bệnh nhân được phẫu thuật thay thế phần chỏm của xương đùi mà không thay thế phần ổ cối. Kỹ thuật bán phần được chỉ định trong các trường hợp người bệnh gãy cổ xương đùi không lành xương hoặc người cao tuổi mà ổ cối chưa bị biến dạng hoặc những trường hợp bệnh nhân thể trạng yếu không thể đáp ứng áp lực của thay khớp háng toàn phần.
Thay khớp gối bán phần thường chỉ áp dụng ở người cao tuổi, không khuyến khích thực hiện ở người trẻ.
3. Đối tượng cần thực hiện thay khớp háng
Phẫu thuật thay khớp háng sẽ được cân nhắc thực hiện ở những đối tượng gặp phải chấn thương nặng hoặc mắc phải các bệnh lý sau:
– Thoái hóa khớp háng thể nặng gây ra nhiều khó khăn trong cử động khớp háng;
– Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương sụn khớp ở chỏm của xương đùi và sụn ổ cối;
– Hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn nặng;
– Gãy cổ xương đùi hoặc bị vỡ chỏm xương đùi do gặp chấn thương nặng;
– Bệnh nhân đã phẫu thuật thay khớp háng nhưng gặp biến chứng hoặc kết quả sau thay khớp không đạt hiệu quả như mong muốn;
– Bệnh nhân u xương hoặc bị đau dai dẳng kéo dài, đi lại khó khăn dù đã thực hiện điều trị bảo tồn tích cực.
Khi gặp phải những cơn đau nhức, khó chịu ở vùng háng, đi lại khó khăn và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, bạn nên chủ động thăm khám chuyên khoa, thực hiện các chỉ định cận lâm sàng để bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh. Với các trường hợp cần phẫu thuật thay khớp háng, hãy xem xét các tiêu chí để lựa chọn địa chỉ uy tín thực hiện phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Đau khớp xương quai hàm
Người cao tuổi là đối tượng dễ gặp phải các bệnh lý về khớp háng.
4. Các tiêu chí lựa chọn thay khớp háng ở đâu tốt?
Có những tiêu chí nhất định để giúp người bệnh lựa chọn đúng địa điểm thực hiện phẫu thuật thay khớp háng tốt gồm có:
– Đội ngũ bác sĩ giỏi
– Cơ sở vật chất hiện đại
– Chế độ chăm sóc phục hồi hậu phẫu tốt
– Chi phí hợp lý
4.1. Bệnh viện thay khớp háng ở đâu tốt? – Nơi có đội ngũ bác sĩ giỏi
Đội ngũ bác sĩ phẫu thuật giỏi là yếu tố nòng cốt quyết định sự thành công của ca phẫu thuật. Mổ thay khớp gối là một dạng phẫu thuật khó, đòi hỏi tính chi tiết cao và thực hiện trong thời gian dài. Mỗi một thao tác cần thực hiện dứt khoát, chính xác để hoàn thành kỹ thuật thuận lợi. Chính vì vậy, đòi hỏi đội ngũ thực hiện cần có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm,
4.2. Cơ sở vật chất hiện đại
Bệnh viện có cơ sở vật chất hiện đại, được trang bị các thiết bị y tế tối tân là điều kiện thuận lợi giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và tiến hành điều trị thuận lợi. Đối với phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo cần quan tâm về các loại máy móc như chụp CT, chụp MRI khớp gối, thiết bị gây mê, thiết bị phòng mổ,… Khi thực hiện điều trị ở bệnh viện có cơ sở vật chất tốt, bản thân cũng thấy yên tâm và sẵn sàng tâm lý tốt hơn.
4.3. Chế độ chăm sóc phục hồi hậu phẫu tốt rất quan trọng
Sau phẫu thuật thay khớp háng, thông thường người bệnh sẽ cần nằm viện trong khoảng 7 ngày đầu. Đây là giai đoạn quan trọng, người bệnh thực hiện luyện tập khôi phục chức năng bằng các bài tập được bác sĩ chỉ định và được kỹ thuật viên trực tiếp hướng dẫn.
Vì vậy, một bệnh viện có chế độ chăm sóc tốt, cẩn thận, chu đáo sẽ giúp ích cho người bệnh phục hồi tốt hơn, giảm thiểu vất vả cho người nhà. Hơn nữa, khi được chăm sóc hậu phẫu tốt, tâm lý của người bệnh cũng thoải mái, xoa dịu áp lực về tinh thần.
>>>>>Xem thêm: Vôi hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Chế độ chăm sóc hậu phẫu tốt cũng là tiêu chí quan trọng lựa chọn bệnh viện phẫu thuật thay khớp háng.
4.4. Chi phí hợp lý cũng là tiêu chí lựa chọn thay khớp háng ở đâu tốt
Chi phí thực hiện phẫu thuật nói chung đã không hề nhỏ. Với phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh còn cần chi trả thêm chi phí của khớp háng nhân tạo, chi phí lưu viện và chi phí phục hồi chức năng nên đây thực sự sẽ là gánh nặng kinh tế với nhiều gia đình.
Bạn hãy tìm hiểu thêm về các chương trình ưu đãi, chính sách thanh toán bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh các loại để tìm phương án giảm nhẹ viện phí.
Trên thực tế, để lựa chọn bệnh viện quy tụ đầy đủ các tiêu chí kể trên là khá khó khăn. Bạn có thể xem xét những tiêu chí ưu tiên hàng đầu và phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của bản thân để ra quyết định lựa chọn thay khớp háng ở đâu tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.