Đau thần kinh tọa là cơn đau kéo dài từ thắt lưng xuống chân và bàn chân. Bệnh có nguy cơ dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Thế nào là đau thần kinh tọa và cách điều trị
1. Thế nào là đau thần kinh tọa?
Dây thần kinh tọa là bộ phận bắt đầu từ cuối cột sống cho đến các ngón chân. Mỗi người thường có 2 dây thần kinh tọa, có chức năng điều khiển cảm giác vận động và cung cấp dinh dưỡng cho khu vực dây đi qua.
Đây là cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau di chuyển từ lưng dưới qua hông, mông và xuống chân.
Cơn đau ở vùng lưng lan xuống bàn chân và ngón chân
Tình trạng đau thường xảy ra khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng. Khi đó, đĩa đệm liên kết đốt sống bị mòn do chấn thương hoặc do sau thời gian dài sử dụng bị đẩy ra khỏi vòng ngoài. Bên cạnh đó, vấn đề hẹp cột sống cũng tạo nên sự chèn ép dây thần kinh, gây ra tê, viêm hoặc đau ở chân.
2. Đau thần kinh tọa nguy hiểm không?
Hầu hết các bệnh nhân đều có thể tự khỏi bằng cách điều trị nội khoa hoặc các bài tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, những trường hợp đau nặng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí tàn phế các chi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Những người đau thần kinh tọa nghiêm trọng hoặc thay đổi ruột, bàng quang có thể được chỉ định phẫu thuật để cải thiện cơn đau.
3. Biểu hiện người đau thần kinh tọa
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của là cơn đau tỏa ra từ lưng dưới và từ từ lan xuống chân. Ban đầu, người bệnh thấy đau nhẹ, dần dần mức độ tăng lên, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội hoặc cảm thấy như bị điện giật.
Nghiêm trọng hơn, cơn đau càng nhói thêm khi hắt hơi, ho. Một số người bệnh bị tê, ngứa hoặc yếu hẳn các chân, bàn chân. Đặc biệt, khi ngồi lâu một chỗ, bệnh càng có nguy cơ nặng thêm.
Tìm hiểu thêm: Bị sái quai hàm phải làm sao để nhanh khỏi nhất?
Khi ho hoặc hắt hơi, cơn đau càng dữ dội hơn
Thông thường, đau thần kinh tọa nhẹ không kéo dài lâu mà sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng tăng và kéo dài hơn một tuần hoặc cơn đau ngày càng dữ dội, người bệnh cần được chăm sóc bởi bác sĩ và các dịch vụ y tế.
Cụ thể, tùy vị trí tổn thương mà bệnh nhân sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau:
– Tổn thương rễ L4: Đau từ cột sống thắt lưng đến khoeo chân.
– Tổn thương rễ L5: Đau từ cột sống thắt lưng tới mu bàn chân, lan tới lòng bàn chân đến hết ngón út.
– Một số trường hợp không đau ở cột sống thắt lưng mà chỉ đau dọc chân.
4. Nguyên nhân xuất hiện các cơn đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa có thể xuất phát từ các vấn đề như:
– Thoát vị đĩa đệm: Người bệnh đang bị thoát vị đĩa đệm rất dễ bị đau dây thần kinh tọa. Đặc biệt, nếu thoát vị tại vị trí L4L5 hoặc L5S1 thì khả năng đau càng cao.
– Do chấn thương: Các chấn thương mạnh tại khu vực thắt lưng đến bàn chân có thể gây ra tình trạng đau thần kinh tọa. Ngoài ra, chấn thương ở vị trí khác cũng có thể ảnh hưởng và gây đau, tuy nhiên xác suất thấp hơn.
– Tuổi tác: Những cơn đau thường xảy ra ở người cao tuổi. Khi về già, các cơ và xương khớp bị lão hoá nhanh. Do vậy, người cao tuổi thường mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó có đau thần kinh tọa.
– Thói quen sinh hoạt không tốt: Lười vận động, ít tập thể dục thể thao, đi giày cao gót… cũng là những nguyên nhân gây đau mà nhiều người chủ quan.
– Đặc thù nghề nghiệp: Người làm các công việc lao động tay chân thường xuyên sẽ khiến dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức toàn thân và khu vực dây thần kinh tọa. Người làm việc văn phòng ngồi nhiều một chỗ trong thời gian dài cũng dễ mắc bệnh.
5. Điều trị cơn đau dây thần kinh tọa như thế nào?
Nhiều phương pháp điều trị đau thần kinh tọa đã được áp dụng. Đối với các trường hợp nhẹ, sử dụng phương pháp điều trị nội khoa là cách đơn giản nhất để khỏi bệnh. Tuy nhiên, với các ca bệnh nặng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để duy trì cuộc sống bình thường.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em và cách chăm sóc
Khám sớm, phát hiện bệnh sớm để điều trị nội khoa nhanh chóng
5.1. Điều trị nội khoa
Người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để đẩy nhanh tiến độ điều trị.
– Sử dụng thuốc: Các loại thuốc bao gồm: Thuốc giảm đau, phối hợp với thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc giảm tiết acid giúp giảm viêm loét dạ dày tá tràng khi dùng thuốc điều trị bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân cần sử dụng thêm thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B.
– Thực hiện tiêm corticosteroid ngoài màng cứng giúp giảm đau.
– Điều chỉnh giường nằm thành loại cứng, tránh mang vác nặng, đứng hoặc ngồi quá lâu…
5.2. Điều trị vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp điều chỉnh tư thế, tăng cường cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt
giúp bệnh nhân phục hồi chức năng, đồng thời ngăn ngừa chấn thương trong tương lai.
5.3. Điều trị ngoại khoa
Đối với các trường hợp nặng, các ca điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định điều trị ngoại khoa. Tùy theo tình hình bệnh và thể trạng bệnh nhân, một số phương pháp phẫu luật có thể áp dụng như mổ nội soi, vi phẫu hoặc mổ hở, sóng cao tần, làm vững cột sống.
Hiện tại, có hai phương pháp thường sử dụng là:
– Phẫu thuật lấy nhân đệm: Trong trường hợp bệnh nhân có biến chứng hạn chế vận động, rối loạn cảm giác nặng, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần nhỏ đĩa đệm thoát vị đã gây chèn ép thần kinh.
– Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống: Với các ca trượt đốt sống làm chèn ép dây thần kinh nặng, kỹ thuật làm cứng đốt sống và nẹp vít cột sống được áp dụng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, phương án này có thể làm cột sống mất vững và dễ tái phát.
Đau thần kinh tọa có thể phục hồi nhanh chóng nếu được điều trị kịp thời. Nếu chủ quan để các cơn đau kéo dài, người bệnh có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật. Do vậy, nếu thấy đau ở vùng thắt lưng kéo dài xuống chân và bàn chân, bạn cần đi khám ngay chuyên khoa Cơ xương khớp để nhận chẩn đoán và điều trị, tránh các biến chứng về sau.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.