Thế nào là rối loạn cảm xúc? gây ra sự biến đổi

Rối loạn cảm xúc là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh. Theo thống kê, những người mắc rối loạn cảm xúc có nguy cơ li dị cao gấp 2-3 lần và suy giảm chức năng nghề nghiệp gấp 2 lần so với người bình thường.

Bạn đang đọc: Thế nào là rối loạn cảm xúc? gây ra sự biến đổi

Rối loạn cảm xúc là gì?

Thế nào là rối loạn cảm xúc? gây ra sự biến đổi

Rối loạn cảm xúc là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định.

Rối loạn cảm xúc là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh thường chuyển từ cảm xúc hưng phấn, hưng cảm, sang cảm xúc ức chế, trầm cảm một cách nhanh chóng, bệnh có tính chất chu kì xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
Rối loạn cảm xúc là bệnh lý phổ biến thứ hai trong các rối loạn tâm thần, khoảng 5% dân số thế giới mắc chứng bệnh này. Người bệnh có biểu hiện luôn trong trạng thái vui buồn thất thường, suy nghĩ tiêu cực. Về mặt lâm sàng, người bệnh quan tâm tới những rối loạn trầm cảm nhiều hơn vì các rối loạn này thường có bệnh sinh phức tạp, điều trị khó hơn so với rối loạn hưng cảm.

Nguyên nhân rối loạn cảm xúc

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây rối loạn cảm xúc, tuy nhiên theo các chuyên gia những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ gây rối loạn cảm xúc:

  • Do di truyền: Người có người nhà mắc bệnh rối loạn cảm xúc có nguy cơ cao mắc bệnh lý này hơn những người khác.
  • Do dẫn truyền thần kinh: Người ta thấy có tổn thương đa dạng nhiều hệ thống dẫn truyền thần kinh ở các vùng khác nhau của não bộ ở bệnh nhân trầm cảm.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết để tránh xa các biến chứng của tiểu đường

Thế nào là rối loạn cảm xúc? gây ra sự biến đổi

Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây rối loạn cảm xúc

  • Do rối loạn nội tiết: sự thay đổi không bình thường trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm xúc.
  • Yếu tố tâm lí: Các rối loạn trầm cảm bắt nguồn từ những bất thường về tâm lí thủa nhỏ. Còn theo thuyết hành vi nhận thức, trầm cảm là do con người có những nhận thức không đúng về bản thân cũng như về xã hội, thường nhìn nhận một cách bi quan về các sự vật trong quá khứ cũng như trong tương lai.

Triệu chứng rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc có 2 dạng:
Các rối loạn trầm cảm

  • Cảm xúc bị ức chế: Người bệnh cảm thấy chán nản, buồn rầu, biểu hiện rõ ràng ra nét mặt, cảm giác khó chịu, bất an, nhìn sự vật cả quá khứ, hiện tại, tương lai với màu sắc ảm đạm, thê thảm.
  • Tư duy bị ức chế: quá trình liên tưởng của người bệnh chậm chạp, dòng tư duy bị ngừng trệ, khó diễn đạt suy nghĩ của mình, thường xuất hiện các ý nghĩ tự ti, hoang tưởng tự buộc tội, không dám ăn, không dám nhìn người đối diện và có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.
  • Hoạt động bị ức chế: Người bệnh ngồi im hàng giờ, đi lại chậm chạp, khúm núm và có thể có những hành vi tự sát.
  • Một số triệu chứng rối loạn khác: chú ý trì trệ, trí nhớ giảm, có thể gặp một số ảo tưởng hoặc ảo giác phản ánh hoang tưởng tự buộc tội. Người bệnh có thể chán ăn, cơ thể gầy yếu, rối loạn bài tiết mồ hôi, rối loạn kinh nguyệt.

Các rối loạn hưng cảm

Thế nào là rối loạn cảm xúc? gây ra sự biến đổi

>>>>>Xem thêm: Bệnh tuyến giáp là gì và triệu chứng của bệnh tuyến giáp

Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị khi rối loạn cảm xúc

  • Cảm xúc hưng phấn: người bệnh có tăng khí sắc, luôn vui vẻ, lạc quan quá mức, thích cuời đùa, diễu cợt và niềm vui của họ có tính chất truyền cảm.
  • Tư duy hưng phấn: tư duy hưng phấn là đặc trưng của người bệnh hưng cảm, các biểu tượng xuất hiện rất nhanh, quá trình liên tưởng mau lẹ, dòng suy nghĩ luôn thay đổi, đôi khi gặp các hoang tưởng khuếch đại mang tính tưởng tượng không bền vững.
  • Hoạt động hưng phấn: Người bệnh thường ít ngủ, đi lại nhiều, can thiệp vào mọi việc nhưng không có công việc nào kết thúc, hành vi có màu sắc kịch tính, đôi khi rất lố bịch. Hoạt động hưng phấn cao độ, có thể xuất hiện các giải tỏa bản năng như đập phá, đánh người, rượu chè và loạn dục.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *