Nhiều người cho rằng thiếu máu não chỉ diễn ra trong chốc lát rồi tan biến, không gây nguy hiểm, lượng máu lên não sẽ tự được điều tiết trở về trạng thái bình thường nên không kịp thời thăm khám và điều trị. Cái giá phải trả cho sự chủ quan này chính là cơn đột quỵ não (nhồi máu não). Thực tế, thiếu máu não cục bộ có thể được phòng ngừa và kiểm soát tốt. Cùng tìm hiểu thiếu máu não cục bộ là gì, cơ chế hình thành và cách kiểm soát, phòng tránh tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Thiếu máu não cục bộ là gì? Cơ chế hình thành
1. Thiếu máu não cục bộ là bệnh gì?
1.1 Nhu cầu cung cấp máu của bộ não
Bình thường bộ não của con người chỉ nặng khoảng 2% so với trọng lượng cơ thể, nhưng nó lại sử dụng lên đến 25% năng lượng mà cơ thể chúng ta cần để hoạt động mỗi ngày.
Mỗi phút não của bạn cần một lượng máu nuôi dưỡng khoảng bằng 15% cung lượng tim (50ml máu cho 100g não/phút) và khoảng 20-25% lượng oxy cung cấp cho toàn thể cơ thể. Ngoài ra, não cũng cần được cung cấp một số chất dinh dưỡng khác như: đường, chất đạm, chất béo, vitamin, để đảm bảo cho các tế bào hoạt động.
Não của bạn cũng biết “đói” và khả năng chịu đựng rất kém. Khi lượng máu cung cấp lên não bị suy giảm, dẫn đến lượng oxy không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của não bộ. Sau khoảng 5 phút, các tế bào não sẽ bị tổn thương không hồi phục.
Điều đáng lưu ý là các tế bào não sẽ không có khả năng sinh mới sau khi các tế bào cũ đã bị tổn thương hay chết đi. Do đó, nếu não tổn thương bị tổn thương nặng người bệnh có thể tử vong (đột quỵ não do nhồi máu não hay tắc mạch máu não) hoặc bị các di chứng thần kinh ở các mức độ khác nhau.
1.2 Thiếu máu não và những nguy cơ tiềm ẩn
Thiếu máu não cục bộ thực chất là hiện tượng hạn chế tưới máu (cung cấp máu) đến mô, thường do các yếu tố bên trong mạch máu, dẫn đến hậu quả là không đáp ứng đủ nhu cầu oxy hóa của mô, làm tổn thương hoặc rối loạn chức năng các mô, mất hoặc giảm chức năng tế bào não khi không được cung cấp máu (oxy) và các chất nuôi dưỡng. Điều này khiến các tế bào não bị tổn thương vĩnh viễn.
Thiếu mãu não cục bộ thoáng qua (TIA) nguy hiểm không kém thiếu máu não cục bộ. Đây được xem là bệnh lý tiền đột quỵ, tuyệt đối người bệnh không được chủ quan bỏ qua.
Vì máu chuyên chở oxy đến các mô, khi bị thiếu máu não cục bộ sẽ dẫn đến hạ oxy gây chết các tế bào hoặc hoại tử mô. Thiếu máu não cục bộ thường gặp trong các bệnh: thiếu máu cục bộ cơ tim, tai biến mạch máu não, vỡ dị dạng động tĩnh mạch, bệnh thuyên tắc động mạch ngoại biên,…
Nếu tình trạng thiếu máu não cục bộ xảy ra và không được xử trí hiệu quả có thể dẫn tới đột quỵ não, suy tim, nhồi máu cơ tim, suy giảm chức năng các cơ quan.
2. Cơ chế hình thành thiếu máu não cục bộ là gì?
2.1 Xơ vữa động mạch
Là tình trạng bên trong động mạch bị thu hẹp do sự tích tụ các mảng bám. Các mảng bám được tạo thành từ các chất béo, cholesterol, canxi, các chất khác có trong máu. Tích tụ lâu ngày khiến thành động mạch bị xơ cứng, làm hạn chế lưu lượng máu đến các bộ phận cơ thể trong đó có não bộ.
Xơ vữa động mạch lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, các vấn đề về thận, bệnh tim mạch.
Xơ vữa động mạch thường hay gặp ở những người có mức cholesterol bất thường, huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc, béo phì, tiền sử gia đình và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Tìm hiểu thêm: Đối phó với chứng đau nửa đầu dữ dội
2.2 Hạ huyết áp
Hay còn gọi là huyết áp thấp. Đây là tình trạng áp lực của máu lên thành mạch (lực đẩy của máu lại thành động mạch khi tim bớm máu) bị giảm (huyết áp tâm thu
2.3 Do nguyên nhân khác
Ngoài ra có thể do các cục huyết khối, cục huyết tắc hặc chèn ép từ bên ngoài như khối u hoặc các vật thể lạ trong máu tuần hoàn như thuyên tắc nước ối,… gây ra, khiến dòng máu được đưa lên để nuôi dưỡng não bộ bị suy giảm.
3. Biểu hiện thiếu máu não cục bộ
Các biểu hiện thiếu máu não cục bộ:
– Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột.
– Có thể bị lú lẫn, khó nói, không hiểu các câu đơn giản.
– Nặng có thể ngất xỉu, tử vong hoặc để lại các di chứng như liệt nửa người, yếu liệt chân tay, suy giảm trí nhớ, sống đời sống thực vật,…
>>>>>Xem thêm: Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
5. Kiểm soát và phòng ngừa cơn thiếu máu não cục bộ bằng cách nào?
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ và thực hiện lối sống lành mạnh là cách thức tốt nhất để phòng ngừa thiếu máu não cục bộ. Cụ thể:
5.1 Thăm khám nội thần kinh có ý nghĩa gì trong điều trị thiếu máu não cục bộ là gì?
Nếu có biểu hiện thiếu máu não cục bộ hay thậm chí là thiếu máu não cục bộ thoáng qua, bạn cũng nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh.
Các bác sĩ sẽ kiểm tra, loại trừ các bệnh lý có biểu hiện tương tự như thiếu máu não cục bộ và thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh giúp đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho người bệnh một số phương pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa cơn thiếu máu não cục bộ tái phát, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sao cho phù hợp, giúp bạn luôn khỏe mạnh.
5.2 Các biện pháp thay đổi lối sống giúp điều trị thiếu máu não cục bộ là gì?
Một số điều cần bạn lưu ý về lối sống để kiểm soát và phòng ngừa thiếu máu não cục bộ:
– Bỏ thuốc lá, thuốc lào
– Giữ cân nặng ở mức độ phù hợp (tránh dư cân béo phì)
– Có chế độ ăn uống lành mạnh: nên ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, ăn ít mỡ động vật và nên hạn chế ăn các đồ chiên dán, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
– Hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích
– Tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút với những bài tập vừa sức như đi bộ, chạy chậm, đạp xe, bơi,…
– Tránh căng thẳng, stress,…
– Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, các bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, các bệnh lý tim mạch,…
Sau khi hiểu được thiếu máu não cục bộ là gì, hi vọng bạn đã có thể nâng cao cảnh giác với căn bệnh này, quan tâm đến sức khỏe của mình hơn để tránh những tác hại khôn lường do bệnh gây ra. Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, để điều trị thiếu máu não một cách hiệu quả, bạn cần thăm khám và có phác đồ điều trị từ các chuyên gia nội thần kinh. Hãy thường xuyên theo dõi, kiểm soát sức khỏe của mình và đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường nhé.