Thiếu máu não mãn tính nhận biết và phòng ngừa

Thiếu máu não mãn tính hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não mãn tính. Đây là một dạng bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần được thăm khám và điều trị hiệu quả để tránh các biến chứng nguy hiểm, trong đó có đột quỵ. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nhận biết các dấu hiệu của bệnh thiếu máu não và cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.

Bạn đang đọc: Thiếu máu não mãn tính nhận biết và phòng ngừa

Thiếu máu não mãn tính nhận biết và phòng ngừa

Thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh lý hệ thần kinh nguy hiểm có thể dẫn đến đột quỵ (tai biến mạch máu não).

1. Thiếu máu não mãn tính và dấu hiệu nhận biết

1.1 Thiếu máu não mãn tính là như thế nào?

Thiếu máu não hay thiểu năng tuần hoàn não mãn tính là tình trạng thiếu máu tưới não (thiếu máu nuôi não). Đây là bệnh lý được biểu hiện trên lâm sàng với rất nhiều các triệu chứng phong phú, vì vậy đôi khi người bệnh dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như rối loạn tiền đình, đau nửa đầu Migraine,… hoặc không có biểu hiện rõ ràng nên người bệnh rất dễ chủ quan và bỏ qua.

Nguyên nhân chính gây thiếu máu não là do xơ vữa động mạch.

Trong thành động mạch có các màng vữa xơ vừa gồm các tổ chức xơ, vừa gồm màng mỡ, làm cho dòng máu chạy trong động mạch bị hẹp lại, khiến máu dòng máu chuyển lên nuôi não bị kém đi.

Thiếu máu não thường gặp ở người cao tuổi, lý do là ở người cao tuổi mạch máu dễ gẫy và dễ trở nên xơ cứng, điều này làm cho quá trình tưới máu lên não bị kém đi.

Ngoài ra, những người có rối loạn mỡ máu (rối loạn lipit máu) cũng dễ tạo thành các mảng vữa xơ lắng đọng trong thành mạch, gây hạn chế dòng máu lên não dẫn đến thiếu máu não.

Ngoài xơ vữa động mạch, một số bệnh lý thần kinh hoặc cơ xương khớp gây chèn ép (đè ép) dòng máu nuôi dưỡng não lâu ngày cũng dễ gây thiếu máu não như: bệnh thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, …

Muốn biết thiếu máu não do nguyên nhân nào, người bệnh cần đi khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và xử trí hiệu quả.

Não là bộ phận quan trọng, điều khiển mọi hoạt động của con người. Khi não bị thiếu máu, oxy và các chất dinh dưỡng sẽ gây rối loạn nhiều chức năng. Nếu thiếu máu nặng hoặc lâu có thể gây chết các tế bào não không hồi phục và người bệnh đối diện với nguy cơ đột quỵ, để lại nhiều di chứng nặng nề khác như liệt nửa người, …

Tìm hiểu thêm: Bị đau đầu nên khám khoa nào để phát hiện chính xác?

Thiếu máu não mãn tính nhận biết và phòng ngừa

Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn, cản trở dòng máu lưu thông lên nuôi các tế bào não, dẫn tới thiếu máu não.

1.2 Dấu hiệu nhận biết thiếu máu não mãn tính

Các biểu hiện trên lâm sàng của thiếu máu não thường rất phong phú và dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh khác. Sau đây là một số biểu hiện đặc trưng của thiếu máu não:

– Đau đầu (chiếm tới 95% người bệnh bị thiếu máu não): đau vùng sau gáy, đau lan tỏa khắp đầu hoặc có cảm giác nặng đầu. Cơn đau thường tăng lên khi bệnh nhân suy nghĩ nhiều, xúc cảm.

Đặc biệt, cơn đau đầu do thiếu máu não thường xuất hiện ở những người không có tiền sử bệnh lý cao huyết áp, viêm xoang. Đây là một triệu chứng chẩn đoán quan trọng trên lâm sàng của người bệnh thiểu năng tuần hoàn não mãn tính. Ngoài ra, đau đầu do thiếu máu não khác với đau đầu do suy nhược thần kinh (tâm căn suy nhược), đó là người bị suy nhược thần kinh thì cơn đau đầu xuất phát do nguyên nhân tâm lý.

– Chóng mặt: người bệnh có cảm giác chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột như đang ngồi chuyển sang đứng hoặc nằm, đang đi quay lại. Nếu cơn chóng mặt càng dài hoặc đến dồn dập, người bệnh có nguy cơ thiếu máu não nặng.

Đau đầu, chóng mặt cũng có thể gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, người bệnh rối loạn tiền đình có triệu chứng nổi trội là chóng mặt và chóng mặt thường đi kèm với cảm giác buồn nôn, không đi đứng được.

– Dị cảm: thường có cảm giác tê bì tay chân, ù tai, ve kêu trong tai, bốc hỏa (nóng mặt), tê bì da, hồi hộp đánh trống ngực, trí nhớ giảm, khả năng tự kiềm chế cảm xúc suy giảm, rối loạn tri giác, tính cách thay đổi (dễ nổi nóng, khó tính),…

Các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, dị cảm có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác. Chính vì vậy, để biết chính xác có bị thiếu máu não không, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán đúng và tư vấn cách điều trị hiệu quả.

Thiếu máu não mãn tính nhận biết và phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo tai biến mạch máu não ở người trẻ

Dân văn phòng do đặc thù phải ngồi lâu một chỗ, ít đi lại vận động, ngồi trong phòng điều hòa khiến cột sống thân nền dễ bị viêm nhiễm, thoái hóa – thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây tắc nghẽn máu lưu thông lên não.

2. Phòng ngừa thiếu máu não bằng cách nào?

Thiếu máu não rất nguy hiểm, nếu người bệnh không được xử trí kịp thời và hiệu quả có thể dẫn đến các biến chứng sau:

– Dễ bị tai nạn, té ngã

– Nhồi máu não (một dạng đột quỵ/tai biến mạch máu não)

– Liệt nửa người,…

Chính vì vậy, “chìa khóa” quan trọng là cần phòng ngừa, phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi có biểu hiện thiếu máu lên não. Để phòng ngừa thiếu máu não/thiểu năng tuần hoàn não mãn tính, bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây:

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu máu não và có biện pháp xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

– Không ăn nhiều thực phẩm chứa cholesterol có hại như: nội tạng động vật, mỡ, đồ chiên rán,…

– Nên ăn tăng cường thịt nạc, rau củ, hoa quả

– Tăng cường vận động

Nếu có biểu hiện thiếu máu não, bạn nên đi thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *