Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, cảm giác như nhà cửa bị đảo lộn, “mắt mũi tối sầm”, đi đứng loạng choạng… mỗi lần ngồi xuống, đứng lên hay thay đổi tư thế là những biểu hiện điển hình của chứng thiếu máu lên não. Vậy thiếu máu não nguy hiểm không? Biểu hiện như thế nào? Làm gì để cải thiện tình trạng thiếu máu lên não? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Thiếu máu não nguy hiểm không và cách phòng, trị bệnh
1. Thiếu máu não là gì?
Để tìm hiểu thiếu máu não nguy hiểm không? Trước hết bạn nên biết: Thiếu máu não là gì?
Đây là tình trạng dòng máu cung cấp lên não bị ngưng trệ, khiến cho chức năng não bị ảnh hưởng (một phần hoặc nhiều phần).
Não bộ của bạn chỉ chiếm trong lượng khoảng 2% trọng lượng cơ thể, nhưng để duy trì chức năng điều khiển các cơ quan duy trì hoạt động sống cho cơ thể, não bộ cần cung cấp khoảng 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn, 20% lượng máu từ tim và khoảng 25% lượng đường trong máu.
Nếu dòng máu cung cấp lên não bị ngưng trệ khoảng 10 giây các mô não đã bắt đầu bị rối loạn. Nếu tình trạng này diễn ra từ 4 phút trở lên, các tế bào thần kinh sẽ bị hủy hoại và không thể hồi phục, gây tổn thường vĩnh viễn.
2. Thiếu máu não có biểu hiện như thế nào?
Nhiều người bị thiếu máu não thường than thở có các biểu hiện như:
– Đau đầu
– Hoa mắt, chóng mặt
– Yếu hoặc liệt chân tay
– Mờ mắt hoặc mù một mắt
– Rối loạn giọng nói như nói khó hoặc không nói được
Các biểu hiện này thường xảy ra đột ngột, có thể diễn ra trong thời gian ngắn khoảng vài giây, vài phút hoặc vài giờ sau đó lại trở lại bình thường, chính vì thế nhiều người thường chủ quan bỏ qua. Nhưng cũng có cơn thiếu máu não kéo dài, không hồi phục hoàn toàn để lại nhiều di chứng cho người bệnh như liệt nửa người, méo miệng, liệt mặt, suy giảm thị lực, mất khả năng ngôn ngữ, thậm chí tử vong.
3. Thiếu máu não nguy hiểm không?
Nhiều người chủ quan trước biểu hiện thiếu máu não, để rồi “gánh về” hậu quả nặng nề là cơn đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não).
Đột quỵ não gồm hai dạng:
– Thiếu máu não cục bộ thoáng qua (chiếm khoảng hơn 80%)
– Chảy máu não (chiếm từ 10-20%)
Thiếu máu não khiến động mạch cung cấp máu cho não bị ngưng trệ. Não không được cung cấp máu, oxy kịp thời gây tổn thương não (phần não bị thiếu máu và oxy có thể bị chết). Nếu không được xử trí kịp thời, toàn bộ não bị thiếu máu và oxy sẽ dẫn tới chết não.
Ngoài nguy cơ đột quỵ, thiếu máu não kéo dài còn là nguyên nhân gây ra nhiều tổn thương thần kinh, suy chức năng tâm thần, rối loạn nhịp tim. Nếu không điều trị hiệu quả, dễ dẫn tới suy tim, sung huyết, …
Thiếu máu não xảy ra có thể do cục máu đông làm tắc nghẽn dòng lưu thông máu lên não hoặc do lưu lượng máu bị suy giảm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng chủ yếu là do 3 nguyên nhân chính sau đây:
– Xơ vữa thành mạch máu
– Thoái hóa đốt sống cổ
– Thoái hóa não
Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu vai gáy bên trái cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
4. Chẩn đoán và điều trị thiếu máu não bằng cách nào?
4.1 Chẩn đoán
– Khám lâm sàng
Khi có biểu hiện thiếu máu lên não, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và biểu hiện mà người bệnh gặp phải để có chỉ định thực hiện xét nghiệm, chụp chiếu (cận lâm sàng) phù hợp nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu máu lên não. Từ đó có phác đồ điều trị và dự phòng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, việc thăm khám ban đầu cùng bác sĩ giúp chẩn đoán phân biệt giữa thiếu máu lên não và một số bệnh lý nội thần kinh khác có cùng biểu hiện như:
– Đau nửa đầu (Migraine)
– Động kinh cục bộ
– Hạ đường huyết
– Mất trí nhớ thoáng qua
Thăm khám ban đầu với bác sĩ đúng chuyên khoa cũng sẽ giúp chẩn đoán phân biệt và nguyên nhân gây thiếu máu não do bệnh béo phì, bệnh tim, xơ vữa động mạch,…
Việc xác định được những bệnh lý tiềm ẩn này là rất quan trọng, giúp giảm thiểu nguy cơ dẫn đến thiếu máu lên não.
– Cận lâm sàng
Sau khi khám ban đầu với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, người có biểu hiện thiếu máu lên não được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, cchụp chiếu nhằm chẩn đoán chính xác gồm:
– Xét nghiệm công thức máu: nhằm xác định lượng máu trong cơ thể, loại trừ nguyên nhân gây thiếu máu do bệnh lý về máu.
– Chụp cắt lớp vi tính (MSCT) hoặc chụp cộng hưởng từ MRI vùng đầu để đánh giá tình trạng mạch máu nuôi dưỡng lên não.
– Đo lưu huyết não
– Điện tim
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu nên ăn gì mới tốt và nhanh khỏi bệnh?
4.2 Điều trị thiếu máu não
Sau khi đã tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu não, các bác sĩ sẽ điều trị đúng nguyên nhân. Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa (sử dụng thuốc). Một số loại thuốc như:
– Thuốc chống kết tập tiểu cầu
– Thuốc hạ lipid máu
– Thuốc kiểm soát huyết áp
– Thuốc điều trị tim mạch với những người mắc bệnh tim
Trong trường hợp thiếu máu lên não do nguyên nhân hẹp mạch cảnh, thiếu máu não có nguy cơ biến chứng, các phương pháp can thiệp khác có thể được tiến hành nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Có thể kết hợp với một số phương pháp hỗ trợ điều trị giúp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não như: bấm huyết, châm cứu, xông hơi, xoa bóp,… Đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống khoa học để cải thiện và phòng ngừa tình trạng thiếu máu lên não.
Dù dùng thuốc hay bất cứ phương pháp nào, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ để hiệu quả điều trị được tốt nhất, bệnh mau hồi phục.
Hi vọng những thông tin trên phần nào đã giúp bạn hiểu được thiếu máu não nguy hiểm không. Các biện pháp này điều trị hay phòng tránh chỉ mang tính tham khảo chứ không thể thay thế các chẩn đoán y khoa. Lời khuyên cho những người bị thiếu máu não là ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu, hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng, tránh những biến chứng nguy hiểm và những hệ lụy với sức khỏe.