Thiếu máu lên não là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi. Thế nhưng hiện nay lại đang có dấu hiệu trẻ hóa rõ rệt. Vậy thiếu máu não phải làm sao và phòng ngừa thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Bạn đang đọc: Thiếu máu não phải làm sao để cải thiện?
1. Thiếu máu lên não là gì và nguyên nhân do đâu?
Thiếu máu não là tình trạng máu lên não kém, khiến các tế bào não không nhận được đủ lượng oxy và dinh dưỡng cần thiết để hoạt động, gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ.
Thiếu máu não thường có triệu chứng nhẹ, khó nhận biết ở những giai đoạn đầu nhưng vẫn âm thầm tiến triển nặng hơn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ,…
Thiếu máu lên não xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh lý về tim mạch hoặc huyết áp. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc phải tình trạng này đang ngày một tăng cao. Nguyên nhân gây bệnh cũng rất đa dạng, có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau như:
– Xơ vữa động mạch: Là nguyên nhân chủ yếu gây nên 80% trường hợp thiếu máu não.
– Bệnh về huyết áp: Tăng huyết áp khiến thành mạch giãn ra, gây ra các tổn thương, phình mạch, chảy máu não, hình thành các cục máu đông gây cản trở lưu thông máu.
– Bệnh lý về tim mạch: gây ảnh hưởng đến chức năng bơm máu ở tim làm thiếu máu lên não.
– Các bệnh lý đốt sống cổ gây chèn ép mạch máu lên nuôi não.
Ngoài các bệnh lý kể trên, thiếu máu não còn có thể do một số yếu tố tác động như: stress, căng thẳng, lười vận động, chế độ dinh dưỡng không khoa học, lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá…
2. Thiếu máu não nguy hiểm không?
Thiếu máu não mặc dù là một chứng phổ biến, thế nhưng lại rất nguy hiểm do bệnh nhân bị thiếu máu não vẫn chưa có được nhận thức đúng về bệnh cũng như cách điều trị, kiểm soát bệnh lý ra sao. Theo công bố của tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu não nằm trong top các bệnh lý có nguy cơ tử vong cao nhất trên toàn cầu.
Những bệnh nhân mặc dù chưa tiến triển đến mức quá nặng, gây đột quỵ cũng phải chịu các tác động vô cùng nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu, não tiêu thụ đến 20% tổng lượng oxy có trong cơ thể, nếu không được cung cấp đủ oxy trong vòng 10 giây sẽ khiến các mô não bị tác động tiêu cực. Nếu thời gian thiếu oxy lên tới 4 phút thì tế bào thần kinh sẽ chết dần và không có khả năng phục hồi lại.
Trường hợp nặng nhất của thiếu máu não đó là các cơn đột quỵ. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do đột quỵ lên tới 50%, 90% những người sống sót qua cơn đột quỵ cũng sẽ gặp phải những di chứng nặng nề như: Liệt nửa người hoặc toàn thân, méo miệng, nói ngọng, mất trí nhớ … Theo suốt phần đời còn lại của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nguyên nhân do đâu?
3. Thiếu máu não phải làm sao để cải thiện tình trạng?
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu não, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm tại các chuyên khoa để kiểm tra. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp điều trị thiếu máu lên não triệt để, thế nhưng nếu được điều trị từ sớm cùng thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng này.
3.1 Chế độ dinh dưỡng khoa học
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng và đảm bảo chức năng của não bộ, tim mạch và cả hệ tuần hoàn. Đối với người bệnh thiếu máu não, cần bổ sung thêm một số chất như:
– Sắt: Tăng cường và thúc đẩy quá trình tạo máu, tăng chất lượng máu nuôi não…
– Acid béo Omega-3: Giúp tăng cường hoạt động tuần hoàn, ổn định đường huyết và ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa gây tắc mạch máu.
– Nitrat: Có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, có nhiều trong các loại rau lá xanh như rau cải bó xôi, rau diếp,…
– Polyphenols: Đây là chất chống oxy đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn.
Ngoài ra, người bệnh thiếu máu não cũng cần hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, phụ gia thực phẩm, các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê hay nước tăng lực.
>>>>>Xem thêm: Đau nửa đầu dưới bên phải – Triệu chứng bạn cần đề phòng
3.2 Thiếu máu não phải làm sao? Tập thể dục thể thao thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên là phương pháp tốt nhất giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của cơ bắp và hệ tuần hoàn khỏe mạnh, từ đó giúp việc lưu thông máu lên não tốt hơn. Chính vì vậy, dù bị thiếu máu não hay không, bạn cũng nên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày ít nhất 30 phút để đảm bảo sức khỏe.
Tốt nhất, hãy chọn cho mình một phương thức tập luyện phù hợp với bản thân và tập luyện hàng ngày. Có thể lựa chọn các bài tập như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, yoga,… Tùy theo thể trạng của tường người.
3.3 Nghỉ ngơi đều đặn, hạn chế căng thẳng
Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ ở người trẻ. Chính vì vậy, đối với người bệnh thiếu máu não, khi căng thẳng sẽ làm tình trạng bệnh lý trở nên ngày một nghiêm trọng hơn. Điều này có thể làm người bệnh đau nhức đầu, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
Người bệnh cần tạo khoảng thời gian để thư giãn cơ thể, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và làm việc quá sức. Đặc biệt là cần đảm bảo thời gian ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày và ngủ sớm trước 11 giờ đêm.
3.4 Thiếu máu não phải làm sao? Sử dụng thuốc điều trị liệu có hiệu quả?
Các loại thuốc điều trị thiếu máu lên não hiện nay chủ yếu có tác dụng tăng lưu lượng máu lên não cũng như cải thiện các triệu chứng mà thiếu máu não gây ra.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc và loại thuốc nào cũng có thể sử dụng giống nhau với tất cả cả bệnh nhân. Vì thế, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và kê đơn bởi các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Đồng thời tuân thủ theo liều lượng, thời gian sử dụng theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ. Ngoài ra, cũng cần kiên trì kết hợp sử dụng thuốc và thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
3.5 Kiểm tra định kỳ
Thiếu máu não có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần thăm khám định kỳ tại các chuyên khoa uy tín để kiểm tra mức độ bệnh và loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn. Các bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết thiếu máu não phải làm sao để cải thiện hiệu quả.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết phải làm gì khi bị thiếu máu não. Hãy chủ động thăm khám cũng như thay đổi thói quen sống hàng ngày để cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn và các biến chứng nguy hiểm khác.