Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Thiếu máu thiếu sắt là một vấn đề phổ biến ở trẻ em. Vấn đề này nếu không được can thiệp kịp thời, có thể ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của trẻ. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia trẻ với bố mẹ cách nhận biết và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em, đừng bỏ lỡ bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

1. Khái niệm thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ

Sắt là vi chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với nhiều hoạt động sống của cơ thể; trong đó, có hoạt động sản xuất hemoglobin – phân tử vận chuyển oxy của hồng cầu. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu hemoglobin và thiếu hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu. Như vậy, có thể hiểu, thiếu máu thiếu sắt là thiếu sắt mức độ nặng, mức độ mà khi mắc, trẻ thiếu hemoglobin và thiếu oxy đến các mô của cơ thể.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Khi thiếu máu thiếu sắt, trẻ thiếu hemoglobin và thiếu oxy đến các mô của cơ thể.

2. Nguyên nhân phát sinh tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ em có thể thiếu máu thiếu sắt do nhiều nguyên nhân, như:

– Giảm cung cấp sắt: Trẻ ăn chay hoặc trẻ không tiêu thụ thực phẩm giàu sắt…

– Giảm hấp thu sắt: Trẻ uống nhiều sữa bò hoặc trẻ mắc một số bệnh lý như viêm ruột, viêm dạ dày Hp hoặc trẻ phẫu thuật cắt tá tràng, cắt dạ dày…

– Tăng nhu cầu sắt: Trẻ sinh non hoặc trẻ mắc một số bệnh lý mạn tính hoặc trẻ đang tiến hành hóa trị liệu….

– Mất máu

– Nguyên nhân khác, như: Phẫu thuật, chấn thương, sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài, nhiễm ký sinh trùng…

Nguy cơ thiếu máu thiếu sắt không đồng đều ở mọi trẻ. Theo đó, những trẻ có các vấn đề sau dễ thiếu máu thiếu sắt hơn những trẻ còn lại:

– Trẻ sinh non hoặc thiếu cân

– Trẻ uống sữa, bò hoặc dê, trước 12 tháng tuổi

– Trẻ từ 6 tháng tuổi có chế độ ăn dặm thiếu thực phẩm giàu sắt

– Trẻ uống sữa công thức, loại không bổ sung sắt

– Trẻ từ 1 đến 5 tuổi mỗi ngày uống sữa bò, sữa dê hoặc sữa đậu nành nhiều hơn 710ml

– Trẻ ăn kiêng

– Trẻ thừa cân béo phì

– Trẻ có bệnh lý mạn tính

3. Dấu hiệu nhận biết thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ

Thiếu sắt mức độ nhẹ không có biểu hiện rõ ràng. Nhưng thiếu máu thiếu sắt thì có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu như sau:

– Da trẻ xanh xao

– Trẻ thường xuyên chóng mặt

– Bàn tay, bàn chân trẻ thường xuyên lạnh

– Chiều cao, cân nặng trẻ tăng chậm chạp

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài: Mách mẹ cách xử lý

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

Chiều cao, cân nặng trẻ tăng chậm chạp là một dấu hiệu của thiếu sắt thiếu sắt

– Trẻ biếng ăn

– Trẻ hay nhiễm trùng

4. Thăm khám và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Nghi ngờ trẻ thiếu máu thiếu sắt, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất càng sớm càng tốt. Tại đó, để chẩn đoán xác định trẻ có hay không thiếu máu thiếu sắt, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu; nồng độ Ferritin huyết thanh, sắt huyết thanh; transferrin hoặc tổng khả năng liên kết sắt (TIBC).

– Xét nghiệm nước tiểu: Tìm máu/hemoglobin.

– Xét nghiệm phân: Tìm máu.

Sau thăm khám và chẩn đoán xác định, chuyên gia tiến hành điều trị thiếu máu thiếu sắt cho trẻ với một số nội dung chính như sau:

4.1. Bổ sung sắt qua đường uống

– Liều lượng: 3 – 5mg/kg/ngày, thường dùng dạng kết hợp acid folic.

– Thời điểm sử dụng: Uống khi đói để tăng cường hấp thụ. Trong trường hợp dạ dày khó chịu, bố mẹ có thể cho trẻ uống trong bữa ăn.

– Thời gian dùng: 3 – 6 tháng.

– Lưu ý khác: Bố mẹ có thể cho trẻ uống Vitamin C hoặc uống nước cam để tăng hấp thu sắt. Uống sắt có tác dụng phụ. Các tác dụng đó là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón và phân sẫm màu. Khi thấy các dấu hiệu này, bố mẹ bình tĩnh.

4.2. Điều trị nguyên nhân

Để hạn chế thiếu máu thiếu sắt tái phát, cần điều trị nguyên nhân phát sinh vấn đề này. Trong trường hợp các xét nghiệm kể trên không thể giúp chẩn đoán xác định nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác.

4.3. Truyền máu

Truyền máu là nội dung điều trị thiếu máu thiếu sắt không được ưu tiên. Trẻ thiếu máu thiếu sắt chỉ được truyền máu khi thực sự cần thiết.

5. Dự phòng tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ

5.1. Mỗi ngày trẻ cần bao nhiêu sắt?

Mỗi ngày trẻ cần bổ sung một lượng sắt nhất định. Lượng này sẽ thay đổi theo độ tuổi của trẻ. Dưới đây là hàm lượng sắt trẻ cần mỗi ngày:

– Từ 7 đến 12 tháng tuổi: 11mg

– Từ 1 đến 3 tuổi: 7mg

– Từ 4 đến 8 tuổi: 10mg

– Từ 9 đến 13 tuổi: 8mg

– Từ 14 đến 18 tuổi: Nữ 15mg, nam 11mg

5.2. Dự phòng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nhỏ như thế nào?

5.2.1. Trẻ đủ tháng, đủ cân khi chào đời và được bú mẹ hoàn toàn

– Từ 4 tháng tuổi mỗi ngày bổ sung 1mg/kg. Khi trẻ đủ 12 tháng tuổi, ngừng bổ sung sắt.

– Từ 6 tháng tuổi, nếu bố mẹ cho trẻ dùng thêm sữa công thức thì nên chọn sữa bổ sung sắt.

– Không cho trẻ uống sữa bò khi trẻ chưa đủ 12 tháng tuổi.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nhận biết và điều trị

>>>>>Xem thêm: Bật mí cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất cho trẻ

Từ 6 tháng tuổi, sữa công thức trẻ dùng thêm nên là sữa bổ sung sắt.

5.2.2. Trẻ đủ tháng, đủ cân khi chào đời và được nuôi bằng sữa công thức

– Cho trẻ dùng sữa công thức bổ sung sắt cho đến khi trẻ đủ 12 tháng tuổi

– Nếu đã dùng sữa công thức bổ sung sắt, không cho trẻ dùng thêm ngũ cốc bổ sung sắt.

– Cũng không cho trẻ uống sữa bò khi trẻ chưa đủ 12 tháng tuổi.

5.2.3. Trẻ sinh non, nặng dưới 1kg

Trẻ sinh non, nặng dưới 1kg nên được bổ sung 2mg/kg sắt mỗi ngày ngay khi xuất viện (không bổ sung muộn hơn 1 tháng sau xuất viện) cho đến khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.

5.2.4. Trẻ sinh non, nặng trên 1kg

Trẻ sinh non, nặng trên 1kg nên được bổ sung sắt bằng sữa công thức, không bổ sung sắt bằng các chế phẩm chứa sắt khác.

5.2.5. Trẻ ăn dặm

– Bổ sung cho trẻ đa dạng các loại thực phẩm giàu sắt, như thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), thịt gà, cá, đậu và rau dền…

– Bên cạnh thực phẩm giàu sắt, bổ sung cho trẻ đầy đủ thực phẩm giàu Vitamin C. Vitamin C sẽ giúp trẻ hấp thụ sắt tốt hơn.

Phía trên là cách nhận biết và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể dự phòng tốt cũng như điều trị hiệu quả vấn đề này cho trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *