Thiểu năng vành là gì? Cách chẩn đoán và điều trị 

Thiểu năng vành là một trong những bệnh tim mạch phổ biến nhất hiện nay. Nó có tên gọi khác là suy vành, thiểu năng động mạch vành,…Vậy thực chất thiểu năng vành là gì, cách chẩn đoán và điều trị bệnh này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Thiểu năng vành là gì? Cách chẩn đoán và điều trị 

1. Thiểu năng vành là gì?

Thiểu năng vành hay suy vành, thiểu năng động mạch vành, là hiện tượng động mạch vành bị giảm chức năng, dẫn tới giảm khả năng đưa máu đến nuôi cơ tim. Đây là tên gọi khác của bệnh động mạch vành – một bệnh tim mạch khá phổ biến hiện nay. 

Động mạch vành gồm 3 nhánh: động mạch vành phải, động mạch mũ, và động mạch liên thất trước. Hệ thống mạch máu này đóng vai trò quan trọng là con đường duy nhất đưa máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi cơ tim. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bình thường một trái tim khỏe mạch cần bơm khoảng 20 lít máu mỗi phút. Khi lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm do hẹp hoặc tắc nghẽn lòng mạch, hoạt động co bóp và khả năng thực hiện các chức năng của tim sẽ bị ảnh hưởng, gây ra những triệu chứng khó chịu hoặc các tình trạng cấp tính không mong muốn. 

Thiểu năng vành là gì? Cách chẩn đoán và điều trị 

Thiểu năng vành là tình trạng suy giảm chức năng dẫn máu tới nuôi cơ tim của mạch vành. Bệnh thường xảy ra khi mạch vành bị tắc hẹp bởi các mảng xơ vữa.

2. Triệu chứng

2.1  Đau ngực 

Đau ngực là triệu chứng điển hình của chứng suy vành. Khi cơ tim không nhận được đủ máu nuôi dưỡng, vùng cơ tim đó sẽ kích thích các đầu dây thần kinh gây nên cảm giác đau ở ngực.

Các biểu hiện đau ngực rất đa dạng, có thể là:

– Đau ở phần giữa ngực bên trái

– Căng tức ngực

– Cảm giác nặng ở ngực như có ai đè lên

– Nóng rát

– Co thắt ngực trái

Tuy nhiên, không phải cứ bị đau ngực có nghĩa là mắc bệnh mạch vành. Trong nhiều trường hợp, cơn đau ngực có thể đến từ những nguyên nhân ngoài tim như:

– Đau ngực do tổn thương cơ, xương vùng ngực

– Đau ngực do viêm thần kinh liên sườn

– Đau ngực do viêm màng phổi, màng tim

2.2 Các triệu chứng thiểu năng vành khác

Ngoài ra, khi bị thiểu năng mạch vành, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng không liên quan đến cơn đau thắt ngực như:

– Cơn đau như điện giật trên cánh tay hoặc bả vai

– Khó thở, thở dốc, đặc biệt khi vận động hoặc gắng sức

– Đổ mồ hôi

– Choáng váng, chóng mặt

Những triệu chứng này tăng lên và rõ rệt hơn khi lưu lượng máu bị giảm quá mức. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 5 phút mỗi lần hoặc liên tục trong 15 phút thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. 

Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị bệnh thấp tim

Thiểu năng vành là gì? Cách chẩn đoán và điều trị 

>>>>>Xem thêm: 8 Cách phòng chống đột quỵ mùa nắng nóng ai cũng nên biết

Đau ngực là một trong những triệu chứng điển hình của suy vành, tuy nhiên cần phân biệt với một số bệnh lý khác như viêm dây thần kinh liên sườn, các tổn thương cơ xương,…

3. Chẩn đoán bệnh thiểu năng vành

Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì khó có thể kết luận có phải bạn bị thiểu năng động mạch vành hay không. Muốn chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành và phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng tương tự, bạn cần phải làm thêm một số xét nghiệm, chụp chiếu sau: 

– Đo điện tâm đồ

– Siêu âm tim

– Làm nghiệm pháp gắng sức

– Chụp động mạch vành (CT)

– Chụp cộng hưởng từ (MRI) tim

Tùy vào kết quả khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cận lâm sàng phù hợp nhất. Nếu muốn kiểm tra tình trạng mạch vành, bạn nên đến chuyên khoa tim mạch của các cơ sở y tế uy tín để được khám và chỉ định những xét nghiệm, chụp chiếu phù hợp, góp phần tìm ra nguyên nhân và mức độ của bệnh, từ đó cung cấp cơ sở cho việc điều trị.

4. Các phương pháp điều trị bệnh thiểu năng vành

Đối với bệnh suy vành, mục tiêu của việc điều trị là giảm các triệu chứng nếu có, ngăn ngừa bệnh tiến triển gây ra các biến chứng.

Các phương pháp điều trị gồm: thay đổi lối sống, dùng thuốc hay phẫu thuật, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ phù hợp.

4.1 Điều trị triệu chứng bệnh thiểu năng mạch vành bằng thuốc

Các loại thuốc dùng để giảm thiểu ảnh hưởng của căn bệnh gồm các loại thuốc ổn định huyết áp, nhịp tim, thuốc giãn mạch, thuốc chống tập kết tiểu cầu. Cụ thể là:

– Thuốc chẹn beta

– Nitroglycerin dạng bang dán, xịt, hoặc viên

– Thuốc ức chế enzyme chuyển hóa angiotensin I

– Thuốc chẹn canxi

– Nhóm thuốc statin

Trước đây, có một số người bệnh dùng aspirin để giảm nguy cơ bệnh mạch vành tuy nhiên loại thuốc này có thể  làm thành mạch mỏng đi, tăng nguy cơ chảy máu trong. Do vậy, thuốc không được sử dụng cho những người có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ,…

Lưu ý, các loại thuốc kể trên chỉ mang tính tham khảo, người bệnh cần được kê đơn chính xác sau quá trình thăm khám tại chuyên khoa tim mạch uy tín. Bệnh nhân vui lòng liên hệ để được giải đáp thắc mắc.

Nếu đều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả hoặc mạch máu của bạn bị tắc hẹp nghiêm trọng, các phương pháp khác sẽ được áp dụng giúp tái thông mạch vành.

4.3 Điều trị hỗ trợ bằng cách thay đổi lối sống

Duy trì lối sống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh ở những bệnh nhân đang điều trị suy vành mà còn giúp ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ở người bình thường. Các phương pháp thay đổi lối sống gồm điều chỉnh chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, chế độ tập luyện, làm việc và nghỉ ngơi. Lời khuyên dành cho các bệnh nhân bị thiểu suy vành là:

– Ăn nhạt, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,…

– Bổ sung các chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả, trái cây

– Bỏ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá

– Tăng cường luyện tập các bài tập thể dục vừa sức, tham khảo ý kiến của bác sĩ khi lựa chọn hình thức và cường độ tập luyện

Tóm lại, điều trị thiểu năng vành là một việc khá phức tạp nhưng có thể làm được với sự kết hợp giữa các bác sĩ có chuyên môn giỏi và sự hợp tác, kiên trì của bệnh nhân. Hãy đi khám thường xuyên, theo dõi sức khỏe của mình để nhận ra những dấu hiệu bất thường và đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị hiệu quả. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *