Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu có nguy hiểm không?

Nguyên nhân thiếu vitamin B12 gây thiếu máu thường là do cơ thể thiếu các yếu tố nội tại hay do các nguyên nhân khác, như nhiễm trùng, phẫu thuật, hoặc chế độ ăn uống thiếu vitamin B12. Cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh thiếu vitamin B12 gây thiếu máu trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu có nguy hiểm không?

1. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có nguy hiểm không?

Thiếu máu khiến cơ thể chúng ta dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, kém sức sống. Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó thiếu vitamin B12 là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay.

Thiếu máu xảy ra khi mức độ huyết cầu tố lưu hành ở người thấp hơn mức độ của một người khỏe mạnh cùng giới, cùng tuổi và trong cùng một gia đình.

Thiếu vitamin B12 khiến cho cơ thể người bệnh sản sinh ra các hồng cầu hoạt động không bình thường, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu. Khi người bệnh bị thiếu máu sẽ dẫn đến việc thiếu oxy và các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: trí nhớ kém, ngứa ở bàn tay bàn chân và gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu có nguy hiểm không?

Thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó thiếu vitamin B12 là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay.

2. Nguyên nhân thiếu vitamin B12 gây thiếu máu

2.1. Thiếu yếu tố nội tại sẽ làm thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu máu

– Thiếu protein trong dạ dày khiến cơ thể hấp thu vitamin B12 giảm đi do phản ứng tự miễn xảy ra. Điều này khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể tấn công và gây tổn hại các tế bào thành lót dạ dày là nơi sản sinh ra yếu tố nội tại.

– Sau khi bị tấn công thì lúc này dạ dày ngừng tạo yếu tố nội tại. Từ đó khiến vitamin B12 không thể hấp thụ ở ruột non và dẫn tới thiếu vitamin này.

– Nguyên nhân do cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Cuộc phẫu thuật này cũng làm giảm số lượng tế bào thành tạo ra yếu tố nội tại.

– Hiếm gặp hơn, ở trường hợp trẻ em bẩm sinh rối loạn di truyền khiến ngăn cơ thể sản xuất yếu tố nội tại.

2.2. Kém hấp thu vitamin B12 ở ruột non cũng là nguyên nhân gây thiếu máu

– Do ruột non có quá nhiều vi khuẩn gây hại

– Bệnh cản trở hấp thu vitamin B12 như bệnh Celiac, bệnh Crohn, bệnh viêm ruột, hay HIV,…

– Nguyên nhân do một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị tiểu đường hoặc thuốc chống co giật sẽ ngăn chặn ruột non hấp thụ vitamin B12

– Do phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột non

– Thức ăn chưa nấu chín có nhiễm sán dây sẽ tiêu thụ hết vitamin B12 gây thiếu máu

2.3. Nguyên nhân do chế độ ăn hằng ngày thiếu vitamin B12

– Chế độ ăn hằng ngày thiếu dinh dưỡng và thiếu nguồn cung cấp vitamin B12 là nguyên nhân gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán cao huyết áp gặp nhiều khó khăn vì bệnh

Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu có nguy hiểm không?

Chế độ ăn hằng ngày thiếu dinh dưỡng và thiếu nguồn cung cấp vitamin B12 là nguyên nhân gây bệnh.

3. Triệu chứng nhận biết thiếu máu do thiếu vitamin B12

Các triệu chứng thường gặp phổ biến của tình trạng thiếu vitamin B12 gây thiếu máu là:

– Mệt mỏi, sụt cân

– Chóng mặt, da nhợt nhạt,..

– Nhịp tim đập không đều

– Tê, ngứa ở bàn tay và bàn chân

– Yếu cơ

– Thay đổi tính tình

– Đi đứng dễ mất thăng bằng

– Hay lẫn, hay quên

4. Những đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu vitamin B12

– Người ăn thường xuyên chay trường, không ăn các sản phẩm từ sữa hoặc bất kỳ loại thực phẩm bắt nguồn từ động vật nào.

– Người bị bệnh đường ruột hoặc hoặc đã cắt đi một phần ruột hay dạ dày.

– Người thiếu yếu tố nội tại do phản ứng tự miễn hoặc do di truyền.

– Người sử dụng thuốc chống axit, thuốc ức chế bơm proton hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường gây cản trở hấp thu vitamin B12.

– Người bị rối loạn tự miễn dịch liên quan đến nội tiết như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tuyến giáp. Điều này làm gia tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu vitamin B12.

– Người già hoặc người nghiện rượu cũng là trường hợp có nguy cơ thiếu máu do thiếu vitamin B12.

5. Phương pháp chẩn đoán & điều trị thiếu vitamin B12 gây thiếu máu

5.1. Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thiếu vitamin B12 gây thiếu máu

– Xét nghiệm công thức máu toàn phần nhằm mục đích kiểm tra số lượng và kích thước hồng cầu. Khi thiếu vitamin B12, hồng cầu của người bệnh sẽ to hơn bình thường.

– Kiểm tra nồng độ vitamin B12 có trong máu bệnh nhân.

– Xét nghiệm tình trạng kháng thể kháng yếu tố nội tại. Ở người bệnh thiếu máu ác tính sẽ xuất hiện kháng thể này trong máu.

– Xét nghiệm Schilling nhằm kiểm tra xem lượng yếu tố nội tại trong cơ thể có đủ hay không.

– Định lượng acid metylmalonic (MMA) máu: Chỉ số sẽ tăng lên khi thiếu hụt vitamin B12.

– Sinh thiết tủy xương.

5.2. Điều trị thiếu vitamin B12 gây thiếu máu

Hầu hết các trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12 sẽ được các chuyên gia chỉ định uống thuốc viên hoặc tiêm bổ sung nhằm thay thế lượng vitamin B12 bị thiếu hụt.

Thời gian đầu, vitamin B12 thường được sử dụng bằng đường tiêm, sau đó theo dõi và sử dụng thuốc viên giữa các bữa ăn kết hợp xây dựng chế độ ăn phù hợp.

Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Các phương pháp phổ biến điều trị hẹp van tim 2 lá

Hầu hết các trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin B12 sẽ được chỉ định uống thuốc viên hoặc tiêm bổ sung lượng vitamin B12 bị thiếu hụt

6. Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa

Thói quen sinh hoạt và chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu do thiếu vitamin B12

6.1. Chế độ sinh hoạt

– Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

– Duy trì lối sống tích cực, tránh tình trạng căng thẳng.

– Khi thấy xuất hiện những bất thường trong quá trình điều trị liên hệ ngay với bác sĩ.

– Chủ động thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn biến của bệnh. Đặc biệt nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm cần tái khám để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo.

– Chú ý an toàn khi đi đứng vì thiếu máu có thể gây ra các cơn chóng mặt bất chợt, dễ gây té ngã.

6.2. Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin B12 như thịt bò, gan, gà, cá hồi, cá ngừ, hải sản có vỏ, ngũ cốc, sữa ít béo, sữa chua, pho-mai, trứng,.…

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về tình trạng thiếu vitamin B12 gây thiếu máu. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho mọi người trong việc nhận biết và chủ động điều trị sớm, tránh để bệnh lâu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *