Tình trạng thịt mọc trong răng sâu là một tình trạng răng sâu khá nặng nề, vừa gây đau đớn vừa ảnh hưởng đến khả năng nhai của người mắc. Khi gặp tình trạng này, cần phải được sớm xử lý tại nha khoa để trả lại sự khỏe mạnh cho răng miệng và ngăn ngừa biến chứng của vấn đề.
Bạn đang đọc: Thịt mọc trong răng sâu, hậu quả và cách chữa
1. Đôi nét về bệnh và nguyên nhân thịt mọc trong răng sâu
Răng sâu lồi thịt là một bệnh lý phức tạp liên quan đến răng miệng. Nếu không được phát hiện kịp thời và không có biện pháp điều trị thích hợp, người mắc bệnh có thể đối mặt với nhiều vấn đề và biến chứng nghiêm trọng.
Tình trạng sâu răng lồi thịt cho thấy răng đang bị viêm nhiễm mạnh ở mức độ viêm cấp tính. Khi nhận thấy tình trạng sâu răng phát triển mạnh đến mức lồi thịt ở gốc răng, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị sớm nhất. Điều này có thể giúp phòng ngừa các vấn đề và biến chứng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên về răng hàm mặt, vi khuẩn có thể tấn công vào tủy răng nếu tình trạng sâu răng kéo dài mà không có biện pháp can thiệp hoặc điều trị thích hợp. Khi đó, khu vực tủy răng có thể bị thối rữa, thậm chí hoại tử, tạo thành lỗ dò. Vài ngày sau khi lỗ dò xuất hiện, vùng niêm mạc xung quanh lỗ dò sẽ bị viêm nhiễm mủ, gây sưng và phình ra, tạo cảm giác giống như một cục thịt. Răng sâu lồi thịt là một dạng áp xe răng, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Răng bị sâu ở mức lồi thịt là tình trạng khá nặng
Ở giai đoạn ban đầu của bệnh, người mắc sẽ trải qua cảm giác khó chịu và đau nhức kéo dài. Trong tình huống này, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp điều trị đơn giản dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đủ hiệu quả, tình trạng viêm nhiễm tủy sẽ tiếp tục tiến triển, dẫn đến tủy răng bị chết. Khi tủy răng bị tổn thương, người mắc bệnh sẽ không còn cảm nhận đau nhức, gây ra sự chủ quan và lầm tưởng rằng bệnh đã tự phục hồi.
Răng sâu lồi thịt là hậu quả của việc không tìm đến cơ sở y tế sớm để được khám và điều trị các vấn đề sâu răng. Bệnh thường phát triển ở những người có răng bị tổn thương hoặc hỏng tủy do sâu răng kéo dài mà không được điều trị.
Vùng thịt lồi ra ở gốc răng không chỉ gây khó khăn trong việc mở miệng và ăn uống mà còn gây sưng viêm cho phần nướu lân cận. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây đau đầu và sốt cao.
2. Những hậu quả khi để cho răng sâu quá lâu
Khi bị sâu răng lồi thịt, tổn thương bên trong nướu vẫn tiếp tục gia tăng và gây hại cho nướu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với một số những hậu quả như:
2.1. Thịt mọc trong răng sâu gây khó khăn cho ăn uống
Khi bị thịt mọc bên trong răng sâu, cấu trúc của răng bị thay đổi, gây ra cảm giác đau và tình trạng vướng víu. Quá trình nghiền nhai sẽ tác động lực khiến cho người bệnh cảm thấy đau buốt. Phần thịt lồi ở nướu dễ bị tổn thương, gây ra hiện tượng loét, chảy máu và kích ứng. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nặng, có thể khiến miệng trở nên tê liệt.
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về tầm soát ung thư sớm là gì?
Răng bị lồi thịt không chỉ đau đớn mà còn ảnh hưởng tâm lý
2.2. Các răng bên cạnh có thể ảnh hưởng khi thịt mọc trong răng sâu
Điều này cũng là kết quả tất yếu của tình trạng răng sâu lồi thịt. Nơi tổ viêm nhiễm sẽ tích tụ một lượng lớn vi khuẩn. Những vi khuẩn này có thể lan sang các răng lân cận và tạo ra mảng bám, gây ra tình trạng ố vàng xung quanh răng, làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Dần dần, thậm chí cả những chiếc răng còn khỏe mạnh cũng sẽ bị vi khuẩn phá hủy.
2.3. Vùng sàn miệng bị tổn thương
Răng sâu lồi thịt trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến việc mủ bên trong tổ viêm bị rò rỉ ra bên ngoài. Điều này có thể tạo ra nhiễm trùng cho niêm mạc dưới lưỡi, răng và hàm. Thậm chí, tình trạng này có thể gây ra tổn thương và hoại tử cho sàn miệng. Trường hợp nghiêm trọng hơn, răng sâu lồi thịt còn có thể gây ra vấn đề về hệ hô hấp và dẫn đến tử vong ở một số bệnh nhân.
2.4. Nguy cơ mất răng
Tình trạng thịt mọc trong răng sâu sẽ gây ra sự viêm nhiễm nghiêm trọng ở vùng nướu và tổ chân răng. Tình trạng này làm cho cấu trúc chân răng suy yếu và khó có khả năng bảo tồn răng. Để tránh tác động đến những răng kề cận, có khả năng bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện việc nhổ răng. Do đó, khả năng mất răng vĩnh viễn là rất có thể xảy ra.
3. Cách chữa của bác sĩ
Khi đã sâu răng ở mức lồi thịt tức là tình trạng viêm nhiễm đã ở mức khá nặng. Nếu đến nha khoa, các bệnh nhân gặp phải tình trạng này có thể được điều trị như sau:
3.1. Thăm khám tổng thể răng miệng
Đây là giai đoạn mà bác sĩ tiến hành đánh giá mức độ hỏng của răng. Chụp X-quang sẽ được sẽ được chỉ định để xách định rõ tình trạng bệnh. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được thực hiện kiểm tra toàn diện về tình trạng răng miệng. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện việc vệ sinh và loại bỏ mảng bám ở khu vực răng sâu lồi thịt.
>>>>>Xem thêm: Nắm rõ biểu hiện của ung thư dạ dày theo từng giai đoạn
Cần nhanh chóng đi bác sĩ nha khoa để được chữa trị vấn đề này
3.2. Xử trí mủ và thịt lồi
Sau khi vệ sinh răng miệng, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên biệt để cắt bỏ phần thịt lồi lên tại vùng răng. Sau đó, quá trình hút mủ viêm nhiễm ra khỏi vùng ổ bệnh được tiến hành. Trong giai đoạn này, việc sử dụng thuốc kháng viêm là cần thiết để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tiến triển. Đồng thời, thuốc cũng giúp nướu phục hồi nhanh hơn.
3.3. Lấy tủy chết
Bước tiếp theo trong quá trình điều trị sâu răng lồi thịt là bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đặc biệt để loại bỏ tủy chết ẩn sâu bên trong nướu. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn đang tồn tại trong tủy. Đồng thời, tủy bị tổn thương cũng sẽ được thay thế bằng tủy nhân tạo.
3.4. Phục hình răng
Nhằm bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp của răng, bác sĩ sẽ thực hiện việc khôi phục hình dáng răng bằng các phương pháp thích hợp như sau:
– Bọc răng sứ: Phương pháp này được áp dụng cho những răng còn giữ lại mô chân răng đủ nhiều. Việc bọc răng sứ không chỉ bảo vệ răng mà còn giúp khôi phục hình dáng răng với độ bền lâu.
– Trám răng: Dành cho những răng còn ít mô chân răng, không thể sử dụng bọc răng sứ, bác sĩ có thể thực hiện việc trám răng.
– Nhổ răng và trồng mới: Thường áp dụng cho trường hợp răng bị tổn thương nặng, không thể phục hình bằng bọc răng sứ hoặc trám răng. Trong tình huống này, nhổ răng bị ảnh hưởng và thay thế bằng răng giả là cần thiết để cải thiện chức năng ăn nhai của bệnh nhân.
3.5. Chăm sóc răng miệng
Việc chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Tốc độ lành và phục hồi của nướu phụ thuộc vào việc bạn có tuân theo hướng dẫn từ chuyên gia y tế hay không. Chính vì vậy, người bệnh nên làm theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Sau khi đọc bài viết này, có thể bạn đã hiểu rõ tác động của tình trạng thịt mọc trong răng sâu đối với người mắc. Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến răng, lời khuyên là bạn nên ngay lập tức tìm đến chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.