Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cùng các loại thực phẩm tốt cho cột sống cổ là một trong những yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích, giải đáp vấn đề thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh.
Bạn đang đọc: Thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
1. Bệnh thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý phổ biến xuất hiện nhiều ở đối tượng người cao tuổi. Ở thời gian đầu thoái hóa, người bệnh thường không thấy rõ triệu chứng nhưng càng về sau, biểu hiện càng rõ rệt và tác động xấu đến sức khỏe.
Các trường hợp mắc thoái hóa cột sống cổ thường xuyên gặp tình trạng đau mỏi cổ nghiêm trọng, đặc biệt là khi xoay hoặc ngửa cổ. Những cơn đau này có thể kéo dài và xuất hiện kèm theo một số triệu chứng điển hình như: vẹo cổ, tê mỏi tay, chân, ù tai, mờ mắt, chóng mặt…
Bệnh thoái hóa cột sống cổ và những cơn đau nhức kéo dài tại vùng cổ, vai, gáy
2. Nên ăn gì để cải thiện bệnh thoái hóa cột sống cổ?
Để giúp xương khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ, người bệnh cần chú ý bổ sung những dưỡng chất sau trong bữa ăn hàng ngày:
2.1. Thực phẩm giàu vitamin A
Các loại thực phẩm giàu vitamin A không chỉ có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch trong phòng chống bệnh tật mà còn giúp phục hồi hô, hỗ trợ quá trình hình thành xương, hấp thụ protein hiệu quả.
Vitamin A có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như gan bò, bê, gà, sữa, bơ, phomai, trứng và các loại trái cây có màu cam và xanh đậm như cà rốt, khoai lang, rau chân vịt…
2.2. Người bị thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì để cung cấp vitamin B12 cho cơ thể
Vitamin B12 rất cần thiết để tăng cường sức khỏe tủy xương, giúp cột sống cổ có thể phát triển và thực hiện các chức năng bình thường.
Người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 cho cơ thể đó là: gan, thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng, các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phomai…
Nhóm thực phẩm giàu Vitamin B12 hỗ trợ tăng cường sức khỏe tại cột sống cổ
2.3. Thực phẩm giàu vitamin C
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng rất tốt cho cột sống cổ. Theo đó, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen, một loại dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo mô ở tế bào. Đây cũng là quá trình quan trọng giúp chữa lành các vết thương ở gân, dây chằng cũng như đĩa đệm, làm xương và các mô khỏe mạnh hơn.
Có thể tìm thấy vitamin C trong các loại hoa quả như dâu tây, ổi, kiwi, trái cây thuộc họ cam, cà chua và nhiều loại rau củ khác như rau chân vịt, súp lơ, tiêu xanh, khoai tây, khoai lang…
2.4. Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D giúp cải thiện sự hấp thụ canxi, tăng cường phát triển xương, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương, bệnh loãng xương và thoái hóa cột sống cổ.
Người bệnh nên ăn nhiều lòng đỏ trứng và dầu cá vì chứa lượng vitamin D dồi dào. Ngoài ra, cơ thể cũng có thể tự tổng hợp vitamin D qua làn da dưới ánh sáng mặt trời.
2.5. Người bị thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì giàu vitamin K
Nhóm thực phẩm giàu vitamin K chứa các hoạt chất giàu canxi, giúp hệ xương khớp vững chắc và khỏe mạnh.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin K bao gồm: thịt heo, gan, trứng, rau cải có màu xanh đậm như rau cải xanh, bông cải, rau chân vịt và các chế phẩm từ sữa…
2.6. Thực phẩm giàu sắt
Nếu người bệnh đang tìm kiếm các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe cột sống cổ thì không nên bỏ qua nhóm thực phẩm giàu sắt. Sắt là chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào để duy trì trạng thái khỏe mạnh nhờ vai trò nhận oxy và loại bỏ carbon. Bên cạnh đó còn hỗ trợ quá trình sản xuất myoglobin, nhân tố quan trọng thúc đẩy cơ khỏe mạnh, hỗ trợ cột sống cổ.
Có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt có trong gan, cá, các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sò; thịt đỏ và gia cầm; đậu nành, hạt, trứng gà và các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, rau chân vịt…
2.7. Thực phẩm giàu magie
Magie không chỉ có vai trò đẩy mạnh cơ mà còn thực hiện chức năng co duỗi, duy trì trương lực cơ và ngăn ngừa các vấn đề ở cột sống cổ.
Thực phẩm giàu magie cũng khá đa dạng, có trong gạo toàn phần, ngũ gốc, các loại đậu, hạt, khoa, kiwi, bơ, chuối, tôm hùm và các loại rau xanh.
2.8. Thực phẩm giàu canxi
Canxi rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương khớp, giúp duy trì sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa tình trạng loãng xương, nứt và gãy xương.
Thực phẩm chứa nhiều canxi có trong sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai; các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu đen; cá hồi; các loại rau xanh và thực phẩm khác như vừng, quả hạnh, đường nâu…
Tìm hiểu thêm: Yoga chữa đau dây thần kinh tọa và một số lưu ý
Một số loại thực phẩm giàu canxi rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của xương khớp,
2.9. Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là một trong những thành phần để tạo nên đĩa đệm, có khả năng hỗ trợ và điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Các loại cá biển như cá hồi, cá mòi… đều là những thực phẩm tốt cho cột sống cổ nhờ chứa hàm lượng Omega-3 dồi dào.
3. Người bị thoái hóa cột sống cổ nên kiêng ăn gì?
Ngoài các loại thực phẩm nên bổ sung cho cơ thể, người bệnh cũng nên nắm rõ các nhóm thực phẩm cần tránh để hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa cột sống cổ tốt hơn.
3.1 Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể khiến tình trạng viêm và thoái hóa xảy ra nghiêm trọng hơn ở vùng đốt sống cổ. Chính vì vậy, người mắc thoái hóa cột sống cổ nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
3.2 Thức ăn cay nóng
Một số loại thức ăn cay nóng ớt, gừng, hạt tiêu… cũng là tác nhân khiến tình trạng thoái hóa cột sống cổ tiến triển xấu đi, đồng thời còn làm gia tăng các cơn đau nhức tại xương khớp. Do vậy, đây cũng là loại thực ăn người bệnh nên tránh và hạn chế sử dụng.
3.3 Đồ ăn nhiều muối và đường purin, fructozo
Thức ăn có chứa nhiều đường purin và fructozo như thịt xông khói, thịt lợn muối, thức ăn đóng hộp…. cũng không tốt cho người thoái hóa cột sống cổ. Việc ăn thường xuyên các thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tại cột sống cổ, vai và gáy.
3.4 Các chất kích thích
Các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê không chỉ tác động xấu đến xương khớp tại vùng cột sống cổ mà còn dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp vảy nến với 9 triệu chứng thường gặp nhất
Quá trình điều trị thoái hóa cột sống cổ nên hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như: thuốc lá, rượu, bia…
Bên cạnh việc chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, người bên còn nên chăm chỉ vận động, lựa chọn các bài tập phù hợp để bệnh sớm được cải thiện. Nên thăm khám định kỳ và lắng nghe các tư vấn của bác sĩ để theo dõi sức khỏe cũng như điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.