Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý tương đối phổ biến, không chỉ ở người cao tuổi mà ngày nay còn dễ gặp ở giới trẻ. Vậy thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm hay không?
Bạn đang đọc: Thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm hay không
1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?
Thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm hay không? Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng cột sống thoái hóa, sụn và xương bị hao mòn ảnh hưởng đến các khớp và đĩa đệm ở cột sống cổ. Bệnh có khả năng biến chứng thành thoái hóa mạn tính gây nên tình trạng cứng khớp. Điều này làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh. Vậy thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm hay không, mức độ nguy hiểm như thê nào?
Thoái hóa cột sống cổ rất dễ gặp trong xã hội hiện nay
Bệnh có thể gặp ở người cao tuổi, lái xe, nhân viên văn phòng, công nhân bốc vác… Tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm.
Hầu hết người mắc bệnh này thường có biểu hiện đau nhức ở cổ và lan dần sang các bộ phận khác. Đau, căng cứng cổ, vai gáy, lưng, chân và tay lúc vừa ngủ dậy, co thắt dạ dày, khó thở, sốt… là những biểu hiện ban đầu. Về sau khi bệnh nặng hơn, các cơn đau ngày càng tăng khiến người bệnh mất cảm giác nửa người, không còn khả năng lao động, thậm chí tê liệt nửa người…
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ít có triệu chứng hoặc mắc bệnh nhưng vẫn duy trì được các hoạt động hàng ngày một cách bình thường.
2. Thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm hay không
Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình lão hóa mà ai cũng gặp phải. Quá trình này tiến triển chậm nên nhiều người không phát hiện được. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh hoàn toàn có cơ hội điều trị khỏi. Dù vậy, nếu phát hiện bệnh muộn sẽ rất khó điều trị và phục hồi.
Bệnh gây ra nhiều tác động xấu đến cơ thể và sức khỏe người bệnh.
2.1. Chèn ép dây thần kinh
Khi cột sống bị thoái hóa, các rễ dây thần kinh sẽ bị chèn ép. Điều này gây ra đau ở cánh tay người bệnh. Cảm giác tê vùng tay, cánh tay khiến chức năng tay bị mất dần. Lúc này người bệnh khó điều khiển cách tay hơn bình thường. Trường hợp nặng hơn có thể bị teo cơ, làm mất kiểm soát ruột và bàng quang.
2.2. Gây hẹp ống sống
Khi bị bệnh, cấu trúc cột sống bị thay đổi kéo theo không gian tủy sống bị thu hẹp. Tình trạng này gọi là hẹp ống sống. Từ đây làm xuất hiện các cơn đau ở cột sống, sau đó lan dần sang 2 tay và chân. Thậm chí tình trạng này có thể làm cơ thể tê liệt.
Thoái hóa gây hẹp ống sống sẽ khiến người bệnh khó khăn khi vận động mạnh, hay bị vấp ngã. Sau một thời gian 2 tay người bệnh hoạt động yếu đi, khó thở và đi tiểu khó.
2.3. Nguy cơ bại liệt
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra thoát vị đĩa đệm, làm chèn ép các rễ thần kinh và tủy sống. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt.
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp chứng đau mỏi ngang thắt lưng
Thoái hóa cột sống cổ gây đau nhức, khó cử động cổ
2.4. Giảm khả năng vận động
Cột sống cổ chứa nhiều dây thần kinh quan trọng, liên kết nhiều bộ phận khác trên cơ thể người. Do vậy, khi tổn thương cột sống cổ rất dễ bị thoái hóa. Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy cứng cổ đi kèm những cơn đau nhẹ. Khi thoái hóa ở mức độ nặng hơn, cơn đau sẽ lan sang các bộ phận khác như vùng gáy, đầu, bả vai và cánh tay.
Tình trạng đau nhức thường xuyên ở cổ, vai gáy, cánh tay… sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong các động tác cử động cổ. Bên cạnh đó, khi bị đau người bệnh sẽ giảm bớt các hoạt động cổ, dẫn tới tăng nguy cơ sai lệch cấu trúc cột sống.
2.5. Rối loạn tiền đình
Đây là biến chứng phổ biến của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Do thoái hóa gây tổn thương lỗ liên hợp làm quá trình vận chuyển máu bị gián đoạn. Tác động này gây ra chứng thiếu máu.
Thiếu máu là cũng nguyên nhân chính gây ra chứng rối loạn tiền đình. Biến chứng này thường xuất hiện ở nhóm người cao tuổi. Ngoài ra, phụ nữ cũng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao hơn nam giới. Khi đó, người bệnh cảm thấy hoa mắt chóng mặt, ù tai, buồn nôn… Bên cạnh đó, thoái hóa cột sống cổ còn gây ra những cơn đau nhức vào ban đêm dẫn tới tình trạng khó ngủ, mất ngủ, suy nhược cơ thể.
2.6. Thiếu máu lên não
Đây là một biến chứng nặng của thoái hóa cột sống cổ. Khi đó, nhân nhầy đĩa đệm cột sống cổ thoát khỏi bao xơ và chèn ép các rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ. Thoát vị đĩa đệm cổ có thể dẫn đến thiếu máu lên não, liệt vĩnh viễn…
2.7. Tâm lý bị ảnh hưởng
Những cơn đau cột sống cổ thường kéo dài với tần suất cao khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, mệt mỏi. Những cơn đau về đêm cũng có thể khiến người bệnh mất ngủ, thiếu ngủ dễ dẫn tới trầm cảm. Bệnh nhân bị căng thẳng, mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc là dấu hiệu thường thấy.
2.8. Trở ngại thị lực
Thoái hóa cột sống cổ có thể gây ảnh hưởng đến thị lực, làm người bệnh chảy nước mắt, sợ ánh sáng, sưng đau mắt, khiến tầm nhìn bị thu hẹp…
3. Thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm hay không và cách điều trị
3.1. Điều trị bằng thuốc
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách kê một số loại thuốc giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như: thuốc giảm đau, làm giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID)… Đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian nhất định.
>>>>>Xem thêm: Cấu trúc giải phẫu khớp háng
Đi khám ngay khi có dấu hiệu đau nhức cột sống cổ
3.2. Phẫu thuật
Nếu sau khi sử dụng thuốc, tình trạng bệnh vẫn nghiêm trọng bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này giúp loại bỏ các gai xương, đĩa đệm thoát vị giúp giải phóng áp lực cho tủy sống và các dây thần kinh.
3.3. Vật lý trị liệu
Những năm gần đây, vật lý trị liệu có vai trò hỗ trợ cho người có vấn đề về cơ, xương khớp, dây chằng… Qua các bài tập vật lý trị liệu, người bệnh giảm đau mà không cần dùng thuốc. Đồng thời cải thiện được khả năng vận động, ngăn ngừa nguy cơ bại liệt…
Thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm hay không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Bệnh lý này nếu chữa trị kịp thời thì có thể hồi phục được. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm sẽ có nguy cơ cao biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.