Thoái hóa cột sống nên kiêng ăn gì luôn vấn đề được người bệnh quan tâm. Bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng xương khớp và quá trình phục hồi của bệnh. Đọc bài viết dưới đây để có biện pháp bổ sung dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện bệnh nhé.
Bạn đang đọc: Thoái hóa cột sống nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống
Cân nặng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống. Khi bị béo phì, thừa cân, cột sống thường phải chịu áp lực lớn và gây đau nhức. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ khiến cột sống bị thoái hóa. Vì thế, việc duy trì cân nặng ổn định là vô cùng quan trọng để bảo vệ cột sống. Một trong những yếu tố giúp bạn thực hiện được điều này chính là chế độ ăn uống phù hợp.
Ngoài ra, chế độ ăn uống khoa học còn giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh và thúc đẩy quá trình phục hồi xương khớp. Chính vì vậy, người bệnh cần nắm rõ nhóm thực phẩm tốt và nhóm thực phẩm hạn chế để có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị.
2. Thoái hóa cột sống nên kiêng ăn gì để cải thiện các triệu chứng?
Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho quá trình phục hồi, bạn cũng cần tránh các loại thực phẩm gây sưng viêm và làm tình trạng thoái hóa trở nặng hơn.
2.1 Thoái hóa cột sống nên kiêng ăn gì? Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe đặc biệt là những người mắc bệnh xương khớp. Các đồ ăn này chứa nhiều cholesterol gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc xương và đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Một số thực phẩm có thể kể đến như khoai tây chiên, gà rán, xúc xích, thịt xiên,…
Xúc xích, gà rán, khoai tây chiên,… chứa nhiều cholesterol gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc xương, người bị thoái hóa cột sống không nên ăn
2.2 Thoái hóa cột sống nên kiêng ăn gì? Đồ cay nóng
Các thức ăn cay nóng như ớt, sa tế, mù tạt, gừng, tiêu… sẽ khiến tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, chúng còn làm các triệu chứng đau nhức xương trở nên nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này.
2.3 Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt
Thừa muối sẽ gây giữ nước trong các tế bào khớp gây nên tình trạng sưng viêm ở khớp. Vì thế bạn nên hạn chế nêm gia vị mặn trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn đồ đóng hộp, thực phẩm muối chua vì chúng đều chứa lượng muối lớn.
Bên cạnh đó, nạp quá nhiều đường cũng dễ khiến cơ thể tăng cân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cột sống bị thoái hóa. Vì thế bạn nên hạn chế ăn bánh ngọt, kẹo, thực phẩm nhiều đường hóa học,…
2.4 Đồ uống chứa chất kích thích
Đồ uống có cồn, gas và chất kích thích là yếu tố đẩy nhanh quá trình viêm nhiễm. Bởi vì khi cơ thể nạp những chất này thì quá trình hấp thụ vitamin và canxi sẽ bị gián đoạn. Bên cạnh đó, rượu, bia, caffeine còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Đồ uống có cồn, ga và chất kích thích làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, ảnh hưởng đến cột sống
2.5 Thực phẩm chứa nhiều Ages
Ages là một hợp chất làm tăng quá trình lão hóa. Nếu không muốn cơ thể bị lão hóa nhanh và cột sống bị thoái hóa sớm thì bạn cần tránh xa những thực phẩm này. Thực phẩm chứa nhiều ages là soda, thịt nướng, dầu đã qua tinh chế, đồ chiên rán,…
2.6 Omega-6
Khi cơ thể được nạp quá nhiều Omega-6 sẽ gây ra tình trạng tích nước. Khi đó, tình trạng sưng viêm sẽ nặng hơn, gây tê bì chân tay và vùng cổ. Omega-6 có nhiều trong các loại dầu thực vật như hạt hướng dương, hạt mè, hạt điều,…
3. Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Thực tế, không có thực phẩm nào có thể trực tiếp chữa khỏi bệnh thoái hóa. Nhưng dưới đây là các thực phẩm có ích cho việc cải thiện và giảm triệu chứng của bệnh.
3.1 Thực phẩm giàu canxi
Canxi là một khoáng chất cần thiết nhất cho xương. Vì vậy, muốn xương chắc khỏe thì việc đầu tiên là phải cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Các thực phẩm giàu canxi nên bổ sung vào thực đơn của những người bị thoái hóa có thể kể đến như:
– Hải sản: Nguồn canxi trong cá, cua, tôm, ghẹ,… giúp ngăn ngừa thoái hóa nhờ khả năng tái tạo cấu trúc xương khớp.
– Sữa và sản phẩm từ sữa: Lượng canxi trong sữa có tác dụng làm hạn chế tình trạng loãng xương. Bạn nên chọn các loại sữa ít béo, tránh tình trạng tăng cân.
– Các loại rau xanh: Cải xoăn, rau diếp, rau chân vịt, giá đỗ, cần tây,… là các loại rau chứa nhiều canxi.
– Các loại đậu đặc biệt là đậu nành, có thể bổ sung canxi bằng sữa đậu hoặc đậu phụ.
3.2 Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C không chỉ chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả mà còn có vai trò trong tổng hợp collagen, giúp xương khớp khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu vitamin C tốt cho xương khớp gồm:
– Trái cây họ cam, quýt,…
– Các loại ớt xanh, đỏ,…
– Khoai lang, khoai tây
– Các loại trái cây: kiwi, cà chua, đu đủ, dâu tây,…
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối m17 và lưu ý điều trị
Vitamin C chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả, rất tốt cho người bị thoái hóa cột sống
3.3 Thực phẩm giàu Vitamin A
Vitamin A là một chất chống oxy hóa, hỗ trợ hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, vitamin A còn hỗ trợ quá trình hồi phục xương và hình thành mô. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A là gan bò, sữa, bơ, phô mai, trứng, rau củ và các loại hoa quả màu cam.
3.4 Thực phẩm giàu Vitamin B12
Vitamin B12 giúp tủy xương khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương. Đặc biệt đối với phụ nữ, Vitamin B12 có thể ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa do tuổi tác. Vitamin này có nhiều trong thịt đỏ, cá ngừ, trứng, sữa, gan,…
3.5 Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D có vai trò trong quá trình chuyển hóa canxi, ngăn ngừa chứng loãng xương và thoái hóa. Có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng (trong khoảng thời gian trước 8h và sau 15h). Ngoài ra, các thực phẩm như trứng gà, sữa, cá hồi, ngũ cốc,… cũng có nhiều vitamin D.
3.6 Thực phẩm giàu vitamin K
Canxi khi kết hợp với vitamin K giúp cột sống phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt vitamin K2 còn giúp canxi gắn kết vào xương. Các thực phẩm giàu vitamin K gồm: gan, thịt lợn, trứng, rau cải, sữa chua, đậu nành lên men,…
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gãy xương cánh tay và cách điều trị
Các thực phẩm giàu vitamin K2: lòng đỏ trứng, sữa, các loại rau xanh đậm,… giúp cấu trúc xương phát triển
3.7 Thực phẩm giàu sắt
Sắt là khoáng chất cần thiết để các tế bào khỏe mạnh và tạo ra tế bào hồng cầu cho tủy xương. Ngoài ra, sắt cũng giúp dự trữ và sử dụng oxy cho cơ bắp. Sắt được tìm thấy trong thịt heo, gan, cá, các động vật có vỏ (tôm, cua, ngao, sò,…), trứng gà, đậu nành, rau xanh đậm,…
3.8 Thực phẩm giàu magie
Magie là một dưỡng quan trọng giúp chống oxy hóa, ngăn cholesterol xấu và hỗ trợ giảm viêm. Các thực phẩm chứa nhiều magie là quả bơ, các loại hạt, đậu phụ, đậu đen, chuối, rau lá xanh, socola đen,…
Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết được các thoái hóa cột sống nên kiêng gì và nên ăn gì. Để bảo vệ cột sống nói riêng và cơ xương khớp nói chung, bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần chú ý đến việc tập luyện, thói quen sinh hoạt và thực hiện thăm khám thường xuyên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.