Thoái hóa đốt sống cổ và những điều bạn cần biết

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý đang rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy chúng ta cần tìm hiểu và nắm rõ những thông tin gì về bệnh lý này? Hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Thoái hóa đốt sống cổ và những điều bạn cần biết

1. Khái niệm về thoái hóa đốt sống cổ

Trong y học, thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý về xương khớp. Nó đề cập tới tình trạng vùng cổ đang bị thoái hóa do nhiều tác nhân gây ra. Khi này, các đốt sống, các đầu sụn, đĩa đệm và các tổ chức bao dịch đang dần có dấu hiệu tổn thương. Sau đó gây ra các cơn đau nhức ở các vị trí trên và cơn đau sẽ tăng lên khi bạn cử động cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ được xem là bệnh lý xương khớp mãn tính. Thường bệnh tiến triển khá chậm nhưng những tổn thương để lại thì rất khó có thể phục hồi. Tình trạng thoái hóa sẽ xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào, trong đó 3 đốt có nguy cơ mắc cao nhất là C5, C6 và C7.

Thoái hóa đốt sống cổ và những điều bạn cần biết

Thoái hóa đốt sống cổ dần trở thành bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện đại

Nếu trước kia mọi người nghĩ đây là bệnh lý chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi thì cần thay đổi suy nghĩ đó ngay. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các thói quen và đặc trưng công việc văn phòng khiến không ít người trẻ đang đối mặt với thoái hóa. Về tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ở nam và nữ thì cũng không có sự chênh lệch quá nhiều.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa ở đốt sống cổ

Theo các chuyên gia về xương khớp, thoái hóa xảy ra do nhiều nguyên nhân tác động cả: nội sinh và ngoại sinh. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái hóa cột sống cổ có thể kể tới như:

2.1. Do hoạt động sai tư thế thường xuyên

Một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ là do hoạt động, làm việc sai tư thế. Ví dụ như: ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu, mang vác đồ nặng một bên,… Ngoài ra một số công việc do tính chất phải cúi hay ngửa đầu quá lâu và thường xuyên cũng gây ảnh hưởng đến vùng cột sống cổ.

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp về bệnh viêm khớp vẩy nến?

Thoái hóa đốt sống cổ và những điều bạn cần biết

Bê vác vật nặng thường xuyên dẫn tới đau nhức vùng cổ, vai, gáy

2.2. Thoái hóa đốt sống cổ do tuổi tác

Đây là nguyên nhân mà khó ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên mức độ nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt và chăm sóc bản thân của người bệnh. Theo các nghiên cứu về xương khớp thì độ tuổi có nguy cơ mắc cao nhất là từ 40-50. Vì ở giai đoạn này, các lão hóa về xương khớp và cơ thể bắt đầu đẩy nhanh, đặc biệt nếu bạn không có một sức khỏe và chế độ sinh hoạt khoa học.

2.3. Do chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống hàng ngày nếu không được điều chỉnh và cung cấp đủ dưỡng chất sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Nếu thiếu canxi, Kali, sắt, vitamin,… thường xuyên trong thực đơn hàng ngày và kèm theo sử dụng nhiều rượu, bia, chất kích thích, đồ uống có ga,… làm cột sống dần bị bào mòn và thiếu hụt dưỡng chất. Khi thiếu dưỡng chất kéo dài sẽ làm tình trạng thoái hóa xương khớp sẽ xảy ra.

2.4. Thoái hóa đốt sống cổ vì chấn thương và đĩa đệm bị thay đổi

– Những trường hợp có tiền sử chấn thương do lao động, tai nạn giao thông, chơi thể thao… Các vết thương không được chữa trị dứt điểm có để lại tổn thương, lâu dần sẽ trở thành nguyên nhân gây ra thoái hóa.

– Khi cấu trúc đĩa đệm bị thay đổi, sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa ở phần cột sống cổ. Những tình trạng thay đổi cấu trúc như: mất nước đĩa đệm, tăng sinh xương (dẫn đến gai xương), xơ hóa dây chằng,…

3. Dấu hiệu của thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa phát triển khá chậm, đặc biệt ở giai đoạn đầu sẽ không nhận thấy những dấu hiệu quá rõ rệt. Thường khi chuyển biến nặng và gây ra nhiều tổn thương ở cột sống cổ thì người bệnh mới xác định được. Một số các biểu hiện phổ biến dễ gặp như:

– Khó khăn trong vận động cổ: người bệnh sẽ khó khăn trong việc gập, ngửa cổ. Một số trường hợp nặng có thể bị vẹo cổ tạm thời khi cố thực hiện động tác.

– Đau nhức: tình trạng phổ biến xuất hiện ở vùng cổ, vai, gáy. Những cơn đau buốt có thể xuất hiện ở cổ sau đó lan rộng ra vai gáy và xuống cả hai cánh tay. Ngoài ra ở một số trường hợp cơn đau xuất hiện ở cả đầu và thái dương. Cơn đau sẽ âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.

– Gây mất cảm giác chi trên. Thoái hóa cột sống cổ làm ảnh hưởng tới cả dây thần kinh vận động ở tay. Điều này khiến cho tay của người bệnh khó khăn trong vận động, nặng hơn có thể dẫn tới liệt.

– Đau cứng cổ khi ngủ dậy: thay đổi thời tiết hay sáng ngủ dậy có thể khiến người bệnh bị đau cứng cổ (nhất là vào buổi sáng). Khi này người bệnh cần xoa bóp và cử động nhẹ nhàng để giảm bớt triệu chứng.

Thoái hóa đốt sống cổ và những điều bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: 3 Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa bạn cần biết

Hiện tượng đau cứng cổ xuất hiện vào buổi sáng khi mới thức dậy

– Dấu hiệu Lhermitte: thường gặp ở tình trạng bệnh nặng. Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác một luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống và lan ra các chi. Triệu chứng rõ ràng nhất khi người bệnh có tư thế cúi cổ về trước.

4. Thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm thế nào?

Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng sẽ khiến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh bị sụt giảm nghiêm trọng. Nếu không được điều trị và phát hiện sớm bệnh sẽ có những biến chứng khôn lường như:

– Gây rối loạn tiền đình. Khi cột sống bị thoái hóa gây tổn thương lỗ tiếp hợp dẫn đến rối loạn tiền đình. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt.

– Hẹp ống sống. Đến một giai đoạn nhất định cột sống cổ sẽ xuất hiện các gai xương. Người bệnh sẽ có cảm giác bị tê, yếu cơ tại các chi và thân mình, nặng hơn có thể bị bại liệt.

– Thoát vị đĩa đệm. Thoái hóa kéo dài sẽ dẫn đến thoát vị. Khi này quá trình điều trị ngày càng trở lên khó khăn hơn. Khả năng bị rối loạn cảm giác và tiểu tiện cũng tăng cao. Nếu dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nặng có thể khiến mất khả năng vận động.

Với những biểu hiện và mức độ nguy hiểm kể trên cho thấy việc điều trị sớm là hết sức cần thiết. Dù lựa chọn phương pháp chữa trị nào thì mục tiêu chính cũng là giảm bớt triệu chứng và mức độ phát triển bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *