Thoái hóa đốt sống lưng và phương pháp điều trị hiệu quả

Thoái hóa đốt sống lưng là một bệnh lý về xương khớp mà nhiều người mắc phải. Căn bệnh này không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy làm sao để điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa ở đốt sống lưng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu về bệnh và các phương pháp điều trị qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Thoái hóa đốt sống lưng và phương pháp điều trị hiệu quả

1. Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống lưng

Thoái hóa cột sống lưng xảy ra khi khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, gai xương phát triển trên cột sống lưng. Những biến đổi này làm cho các dây thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn đến người bệnh bị đau nhức vùng lưng, hông và chân.

Đây là một bệnh lý mạn tính, phát triển từ từ. Người bệnh không chỉ bị đau nhức mà vận động cũng bị hạn chế. Nếu để tình trạng thoái hóa kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

2. Chẩn đoán tình trạng thoái hóa

Thường thì, triệu chứng của thoái hóa biểu hiện rất rõ ràng. Dấu hiệu thường gặp nhất là tình trạng đau nhức, đau âm ỉ ở vùng cột sống lưng. Khi ngủ dậy, phần cơ lưng cũng có dấu hiệu căng cứng, phải mất thời gian xoa bóp mới có thể vận động được.

Muốn điều trị dứt điểm, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác để có phương pháp điều trị phù hợp.

2.1 Chụp X-quang chẩn đoán thoái hóa đốt sống lưng

Qua hình ảnh X-quang, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng của cột sống,  phát hiện các vấn đề như: gai đốt xương, mất sụn, mất đĩa, xương bị chấn thương,… Từ đó có thể tìm ra vị trí và mức độ thoái hóa của đốt sống.

2.2 Chụp cộng hưởng MRI chẩn đoán thoái hóa đốt sống

So với chụp X-quang, chụp MRI sẽ cho hình ảnh rõ nét hơn đặc biệt là các phần mềm. Hình ảnh từ MRI có thể nhìn thấy các tổn thương ở dây thần kinh, đĩa đệm và cột sống bị thoái hóa.

2.3 Một vài xét nghiệm khác

Ngoài chẩn đoán qua hình ảnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máu. Xét nghiệm này để loại trừ nguyên nhân gây bệnh như viêm cột sống, lao cột sống,…

Thoái hóa đốt sống lưng và phương pháp điều trị hiệu quả

Thoái hóa các đốt sống lưng là căn bệnh mạn tính, gây đau nhức ở vùng lưng và hông

3. Cách chữa thoái hóa cột sống lưng

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường sẽ có các phương pháp sau: Dùng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật.

3.1 Dùng thuốc

Thuốc điều trị thoái hóa cột sống chủ yếu là các thuốc giảm đau. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, bao gồm.

– Thuốc giảm đau: Paracetamol có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ cho dạ dày, gan,…

– Thuốc giãn cơ: Thuốc này có tác dụng giảm co thắt ở các vùng cơ bắp. Khi bị thoái hóa ở đốt sống lưng, vùng cơ lưng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu cơn đau kéo dài, có thể lan đến vùng hông, bụng dưới và hai chân.

– Thuốc chống viêm: Thuốc dùng cho các bệnh nhân bị đau nặng, tình trạng đau nghiêm trọng. 

Ngoài ra, nếu uống thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể chọn tiêm thuốc giảm đau corticoid. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời.

Nói chung, phương pháp dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau ngay tức thì hoặc giảm các triệu chứng đau. Thuốc không có tác dụng cải thiện tình trạng thoái hóa. Nếu ngưng thuốc, tình trạng đau có thể tái diễn hoặc nặng hơn. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo đơn bác sĩ kê để đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế các tác dụng phụ.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoái hóa đốt sống lưng và phương pháp điều trị hiệu quả

Dùng thuốc có thể giảm đau và thuyên giảm triệu chứng hiệu quả

3.2 Vật lý trị liệu

Đây được cho là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Nếu luyện tập phù hợp, cột sống có thể hoàn toàn được nắn về tư thế ban đầu, giải phóng các dây thần kinh bị ép.

Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đưa ra các bài tập kéo giãn và uốn cong cột sống lưng để tăng cường sức mạnh cơ bắp, độ đàn hồi của xương khớp. Khi bị thoái hóa đốt sống thắt lưng, các bài tập sẽ tập trung vào phần thắt lưng, cơ bụng dưới, gân kheo,…

3.3 Phẫu thuật

Dùng thuốc và vật lý trị liệu chủ yếu dùng cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và trung bình. Nếu tình trạng nặng hơn và 2 phương pháp trên không có hiệu quả thì người bệnh cần phẫu thuật. 

Tuy nhiên, phẫu thuật là một can thiệp khó và có nhiều rủi ro. Khó khăn chủ yếu là từ quá trình gây mê, có thể dẫn đến tổn thương não, đột quỵ, nhiễm trùng, máu đông,… Vì vậy, phương pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp thật sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.

3.4 Một số phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng khác

Bên cạnh việc điều trị theo liệu trình của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp thêm một số phương pháp cũng có hiệu quả trong việc giảm đau như:

– Massage: Đây là phương pháp dùng tay hoặc các công cụ hỗ trợ thực hiện các động tác xoa bóp, đấm vỗ,…để giảm đau nhức, tê cứng cho người bệnh.

– Chườm lạnh hoặc chườm nhiệt: Việc chườm lên vị trí xương cột sống bị đau thường cho hiệu quả tức thì. Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng, chườm nóng có tác dụng xua tan khí lạnh trong cơ thể.

– Nắn cột sống: Phương pháp áp dụng cho những bệnh nhân bị cong vẹo, gù, đĩa đệm dạng nhẹ. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉnh nắn lại vị trí cột sống để giảm đau và đưa cột sống về vị trí chuẩn ban đầu.

– Tắm khoáng: Có tác dụng thư giãn, giải độc, giảm căng thẳng mệt mỏi, làm dịu những cơn đau.

– Kích điện: Đây là phương pháp sử dụng thiết bị nhỏ để tạo ra xung điện mà cơ thể có thể chịu được. Và tác động vào vị trí lưng đau, giảm triệu chứng đau nhức cho bệnh nhân.

Thoái hóa đốt sống lưng và phương pháp điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Nắn chỉnh cột sống là một trong những phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng

4. Lời khuyên từ chuyên gia

Trước đây, thoái hóa chủ yếu xuất hiện ở người trung tuổi và người già. Tuy nhiên, người trẻ hiện nay lại mắc khá nhiều, chủ yếu là do tư thế học tập và làm việc không chuẩn. Vì vậy để phòng tránh bệnh từ sớm, mọi người cần lưu ý:

– Tránh ngồi một chỗ quá lâu, thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, đứng dậy đi lại khi ngồi từ 30 – 45 phút.

– Với những công việc ngồi một chỗ nhiều như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may,…nên có những bài tập vận động 5 – 10 phút giải lao.

– Tránh mang vác những vật nặng quá sức, thay đổi tư thế đột ngột.

– Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi và magie tốt cho xương. Hạn chế uống bia, uống rượu và hút thuốc.

– Rèn luyện sức khỏe thường xuyên để cải thiện tính linh hoạt của xương.

– Khám sức khỏe định kỳ để theo dõi các vấn đề về xương và sức khỏe.

Những cơn đau do thoái hóa ở đốt sống lưng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động của người bệnh. Phát hiện và chữa bệnh càng sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao, đồng thời giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp điều trị được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa. Vì vậy, người bệnh nên chủ động thăm khám khi thấy các biểu hiện của bệnh để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *