Thoái hóa khớp gối cách điều trị bạn nên biết

Tuổi tác càng cao thì nguy cơ thoái hóa khớp gối càng tăng và các dấu hiệu cũng trở nên rõ rệt. Cũng có không ít người tuy tuổi còn rất trẻ đã bị thoái hóa khớp gối. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ gây tàn phế, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu thoái hóa khớp gối cách điều trị như thế nào?

Bạn đang đọc: Thoái hóa khớp gối cách điều trị bạn nên biết

1. Dấu hiệu nhận biết

Thoái hóa khớp gối hay còn gọi là thoái hóa sụn khớp gối. Đây là tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp (sụn) bị bào mòn (mài mòn). Điều này xảy ra khiến cho xương của các khớp không còn lớp sụn đệm vào nhau nữa sẽ cọ xát với nhau mạnh hơn, gây ra các triệu chứng như đau, sưng, cứng khớp, giảm khả năng di chuyển, thậm chí nhiều trường hợp có thể hình thành các gai xương ở vùng đầu gối.

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất khi ai đó bị thoái hóa khớp gối đó là tình trạng đau mặt trước khớp, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gập duỗi đầu gối. Nhiều người thấy xuất hiện tình trạng này nhưng thường chủ quan bỏ qua. Nếu không được điều trị kéo dài sẽ gây các biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.

Thoái hóa khớp gối cách điều trị bạn nên biết

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất khi ai đó bị thoái hóa khớp gối đó là tình trạng đau mặt trước khớp, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gập duỗi đầu gối.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Tuổi tác cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp gối. Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi và đang dần có xu hướng trẻ hóa.

Người cao tuổi, nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, phải mang vác nhiều, đứng lâu, sinh hoạt thiếu khoa học và béo phì.

Chấn thương khớp gối cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Các chấn thương như: đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày, vỡ bánh chè.

Thoái hóa khớp gối cũng có thể do lệch trục chi dưới. Điều này có thể xảy ra do bất thường về giải phẫu (bẩm sinh) hoặc do tổn thương ở khớp gối do các nguyên nhân viêm nhiễm,…

3. Mục tiêu điều trị thoái hóa khớp gối

Khi khớp gối bị thoái hóa sẽ không thể phục hồi lại như cũ. Hay nói cách khác là không có cách nào để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp gối. Chính vì vậy mà các phương pháp chữa thoái hóa khớp gối hiện nay nhằm các mục đích sau:

– Giảm nhẹ triệu chứng đau cho người bệnh

– Giúp làm chậm quá trình thoái hóa

– Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động cho khớp

– Hạn chế, ngăn ngừa khớp biến dạng

– Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

4. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

4.1 Liệu pháp không dùng thuốc

Tư vấn cụ thể cho bệnh nhân về chế độ ăn, uống, tập thể dục, nghỉ ngơi và cần hạn chế những gì. Và/hoặc vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp gối.

Cụ thể như sau:

Giữ mức cân nặng hợp lý: Bạn cần giảm cân nếu thừa cân vì điều này giúp làm giảm trọng tải lên khớp.

Tập thể dục thường xuyên: Phương pháp thể dục cho người bị thoái hóa khớp gối được các chuyên gia khuyến cáo đó là: đạp xe, bơi lội, đi bộ thay vì chạy bộ.

Liệu pháp thay thế: Chườm nóng, chườm lạnh, massage, châm cứu, sử dụng nẹp để cố định bảo vệ khớp, …

Chế độ dinh dưỡng phù hợp: cá biển – thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega-3 – một loại chất kháng viêm hiệu quả; nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê cung cấp rất nhiều chondroitin và glucosamine, là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Ngoài ra, những món ăn này còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, tốt cho hệ xương khớp.

Tìm hiểu thêm: Bong gân NÊN ăn gì tốt & Xử Lí như thế nào để NHANH khỏi?

Thoái hóa khớp gối cách điều trị bạn nên biết

Người bị thoái hóa khớp gối nên đi bộ thay vì chạy bộ.

4.2 Thoái hóa khớp gối cách điều trị sử dụng thuốc

Đa số các trường hợp thoái hóa khớp gối đều bắt đầu bằng điều trị nội khoa (sử dụng thuốc), có thể kết hợp với vật lý trị liệu.

Một số thuốc như:

– Thuốc giảm đau: các loại thuốc giảm đau như paracetamol (acetaminophen); các thuốc kháng viêm không steroid: ibuprofen, celecoxib, etoricoxib, … Ngoài ra, một số thuốc giảm đau dưới dạng kem hoặc gel bôi ngoài da thay vì uống cũng có thể được cân nhắc sử dụng. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ này được cho là ít đem lại tác dụng phụ hơn, ví dụ như đau dạ dày, so với thuốc dạng uống. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua và sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì điều này dễ gây những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe sau này.

– Tiêm nội khớp:

Tiêm steroid: Đối với trường hợp đau nhức khớp gối nghiêm trọng do thoái hóa, người bệnh có thể cần tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp để giảm viêm, nhờ đó thuyên giảm tình trạng sưng cứng và đau nhức đầu gối. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài vì đôi khi, steroid có thể góp phần bào mòn lớp sụn ở khớp gối.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: PRP là một chế phẩm máu có hàm lượng tiểu cầu cao gấp 2 – 8 lần so với lượng tiểu cầu trong máu bình thường. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào khớp gối bị tổn hại do thoái hóa có thể kích thích quá trình chữa lành thương tổn tại đây, từ đó đem lại hiệu quả giảm đau cũng như hỗ trợ cải thiện chức năng hoạt động của khớp gối.

Tiêm axit hyaluronic (HA): cung cấp dịch giúp bôi trơn khớp gối, nhờ đó xoa dịu cơn đau và hỗ trợ khớp hoạt động.

Tiêm tế bào gốc: chủ yếu sử dụng các yếu tố tăng trưởng và tế bào gốc từ tủy xương hoặc mô mỡ (adipose) để kích thích mô mới phát triển thay thế cho các mô khớp đã bị tổn thương.

Thoái hóa khớp gối cách điều trị bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Viêm khớp uống thuốc gì

Sử dụng thuốc, tiêm nội khớp được ưu tiên sử dụng trước khi có ý định phẫu thuật khớp gối.

4.3 Thoái hóa khớp gối cách điều trị bằng phẫu thuật

Nếu tình trạng đau nhức khớp gối liên quan đến thoái hóa trở nên nghiêm trọng, đồng thời bệnh nhân không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị bảo tồn như trên, phẫu thuật sẽ là lựa chọn cần thiết. Nhìn chung, các loại phẫu thuật thoái hóa khớp gối thường được áp dụng có thể kể đến như sau: Phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật thay khớp gối, phẫu thuật đục xương chỉnh trục,…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *