Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Thoái hóa khớp gối được coi là nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi. Vậy thoái hóa khớp gối có chữa được không và nếu có, phương pháp điều trị cụ thể là gì?

Bạn đang đọc: Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa kèm theo một số phản ứng viêm làm giảm dịch nhày giúp bôi trơn ở các khớp. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau nhức, sưng, hội chứng cứng khớp, giảm khả năng di chuyển và đôi khi hình thành các gai xương. Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là người từ 45 tuổi.

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Hình ảnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Thoái hóa khớp gối có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều độc giả. Để việc điều trị thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả cao nhất không chỉ cần bác sĩ giỏi, phương pháp hiện đại mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ từ phía bệnh nhân, đặc biệt là sự kiên trì của người bệnh và gia đình.

Điều trị thoái hóa khớp gối nhằm mục đích: giảm đau, duy trì và tăng khả năng vận động, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp, tránh các tác dụng phụ của thuốc, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Các phương pháp chữa thoái hóa khớp gối?

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thoái hóa khớp khác nhau. Thông thường sẽ là sự phối hợp của nhiều phương pháp:

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giúp xương gãy nhanh liền

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Duy trì trọng lượng bình thường sẽ tốt cho sụn khớp

  • Giảm cân: bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân giảm cân nếu cần thiết bởi việc béo phì, cân nặng quá mức sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp, lâu dần làm xương khớp bị đè nén, biến dạng. Duy trì trọng lượng ổn định là cách đơn giản và bảo vệ sức khỏe của khớp.
  • Tập thể dục: tăng cường cơ bắp quanh đầu gối giúp khớp giảm đau, ổn định, linh hoạt hơn.
  • Vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp, tránh cho khớp gối tổn thương không bị quá tải.
  • Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerheine, piascledine,…).
  • Tiêm chất nhờn vào khớp: tiêm trực tiếp corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào khớp gối. Corticosteroid là thuốc chống viêm, Acid Hyaluronic (AH) là một chất nhờn có trong các khớp giúp bôi trơn sụn khớp. Tiêm AH vào khớp được đông đảo người bệnh lựa chọn bởi giảm đau hiệu quả, không phải uống thuốc nên không lo hại dạ dày, không biến chứng.

Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

Tiêm chất nhờn vào khớp được đánh giá hiệu quả cao trên hầu hết các bệnh nhân

  • Phẫu thuật thay khớp: phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp thoái hóa khớp giai đoạn tiến triển, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất để điều trị thoái hóa khớp gối là: phẫu thuật nội soi khớp (đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để điều trị chấn thương bên trong hoặc làm sạch mảnh vụn từ khớp, thường áp dụng cho những người dưới 40 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp này sẽ làm giảm các triệu chứng đau gần như ngay lập tức sau khi làm thủ thuật; cắt bỏ xương (loại phẫu thuật này thường có hiệu quả trong việc ngăn chặn tổn thương khớp); thay khớp (đây là một thủ tục phức tạp liên quan đến việc thay thế các bộ phận bị thương hoặc bị hư hỏng của đầu gối bằng các bộ phận nhân tạo. Thay thế khớp đã được nghiên cứu rộng rãi và được chứng minh là giảm đau và cải thiện khả năng vận động).

Để phòng ngừa thoái hóa khớp, các chuyên gia cho rằng cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống luyện tập khoa học, từ khi còn trẻ; tránh các tư thế không phù hợp hoặc động tác đột ngột, quá mạnh khi làm việc, sinh hoạt. Cần kiểm soát cân nặng để giúp giảm áp lực lên các khớp xương. Với người làm văn phòng, nên ngồi ghế xoay, sau làm việc 15-20 phút thì đứng lên đi lại. Đặc biệt, việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/1 lần là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể và xử trí kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *