Chào chuyên mục tư vấn sức khỏe của Hệ thống Y tế Thu Cúc. Mẹ cháu bị thoái hóa khớp gối và đang dùng thuốc điều trị bệnh. Cháu đang băn khoăn không biết thoái hóa khớp gối có tập yoga được không bác sĩ? Sau điều trị bao lâu thì có thể tập yoga được ạ?
Bạn đang đọc: Thoái hóa khớp gối có tập yoga được không?
Nguyệt Hương (Ba Đình, Hà Nội)
Trả lời
Chào Hương! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Hệ thống Y tế Thu Cúc. Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn những thắc mắc về việc tập yoga khi bị thoái hóa khớp gối.
Trước khi giải đáp câu hỏi này, bạn cần hiểu rõ về bệnh thoái hóa khớp gối cũng như các ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe, khả năng vận động, sinh hoạt.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lớp sụn bọc ở hai đầu khớp bị bào mòn, cùng với quá trình lão hóa sẽ gây ra tình trạng khô xơ, suy yếu và dễ rách, vỡ. Thoái hóa khớp gối nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ gây ra tình trạng đau đớn kéo dài, biến dạng khớp, thậm chí tàn phế.
Thoái hóa khớp gối khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động
Trường hợp của mẹ bạn đã dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp, không biết thuốc mẹ bạn sử dụng là do bác sĩ kê đơn hay tự mua tại các hiệu thuốc. Nếu thuốc do bác sĩ chỉ định thì mẹ bạn nên tin tưởng sử dụng và theo dõi hiệu quả. Sau khi hết liệu trình điều trị, cần tái khám kiểm tra để bác sĩ đánh giá quá trình hồi phục bệnh, đồng thời điều chỉnh đơn thuốc phù hợp.
Thoái hóa khớp gối có tập yoga được không?
Câu trả lời là CÓ.
Yoga là một bộ môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng, stress trong cuộc sống. Với những người bệnh thoái hóa khớp, tập yoga sẽ giúp xương khớp linh hoạt hơn, giảm các cơn đau nhức và giúp người bệnh di chuyển dễ dàng. Ngoài ra, tập yoga còn giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi các sụn khớp đã bị thoái hóa.
Tìm hiểu thêm: Chữa thoái hóa khớp gối đúng cách như thế nào?
Bị thoái hóa khớp vẫn có thể tập yoga nhưng với các động tác phù hợp
Tuy nhiên, để yoga phát huy hiệu quả thì người bệnh thoái hóa khớp cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Nếu tập các bài tập không phù hợp có thể sẽ khiến tình trạng thoái hóa nặng hơn.
Lời khuyên cho bệnh nhân thoái hóa khớp khi tập yoga:
- Người bệnh cần luyện tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày khoảng 30-60 phút/ lần.
- Lựa chọn các bài tập phù hợp, không nên tập quá sức, tập cố dễ dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng.
- Tập từ từ từng động tác, từ dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp
- Trong quá trình tập yoga, nếu thấy xuất hiện những cơn đau bất thường, thì cần dừng tập ngay, để các cơn đau giảm bớt.
- Người bệnh cũng có thể sử dụng các biện pháp chườm nóng hỗ trợ để giảm đau và đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể
Bên cạnh việc tập các bài yoga phù hợp, người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt:
Các thực phẩm sử dụng hàng ngày có tác động rất lớn đến tốc độ hồi phục bệnh thoái hóa khớp gối. Do đó, để bệnh nhanh được chữa lành, những người thân cần phải chú ý hơn tới vấn đề này. Với người bệnh thoái hóa khớp, nên sử dụng các thực phẩm như sau:
>>>>>Xem thêm: Gãy chân bao lâu đi được & Cách tập đi cho người gãy chân?
Bên cạnh vận động, bệnh nhân nên có chế độ ăn uống khoa học
- Các loại rau xanh và củ quả tươi.
- Thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, các loại phô mai, sữa chua uống…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt, chưa qua tinh chế.
- Nhóm thực phẩm giàu hàm lượng omega-3, vitamin D như cá biển, trứng.
- Sử dụng các loại chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe như bơ thực vật, dầu oliu, các loại hạt…
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Rượu bia và các chất kích thích.
- Thức ăn mặn hoặc chứa nhiều đường.
- Các loại thịt đỏ.
- Thực phẩm đóng hộp, được chế biến sẵn
Hi vọng với những thông tin bổ ích nêu trên sẽ giúp bệnh nhân thoái hóa khớp gối có một chế độ ăn uống, vận động hợp lý để hồi phục nhanh chóng tình trạng bệnh. Để tìm hiểu thêm thông tin hoặc được tư vấn giải đáp, độc giả vui lòng liên hệ với Hệ thống Y tế Thu Cúc qua số hotline 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.