Thoái hóa khớp gối là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục và điều trị đúng cách. Việc nhận biết nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp cho việc phòng và điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất.
Bạn đang đọc: Thoái hóa khớp gối – nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng bệnh
1.Khái niệm thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại sụn khớp và xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này sẽ dẫn đến các thay đổi về hình thái, cấu trúc phân tử và phản ứng sinh học của tế bào từ đó có sự mất sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, tạo ra gai xương và sự mất xương.
Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (từ 70-80%). Quá trình thoái hóa diễn ra âm thầm, sự phá hủy khớp sẽ dẫn đến tàn phế nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bệnh
2.1.Thoái hóa khớp nguyên phát
Là tình trạng chủ yếu xuất hiện ở lứa tuổi trung niên do tuổi tác gây nên, có thể tổn thương một hoặc nhiều khớp và có tiến triển khá âm thầm.
Ngoài ra còn có thể gặp thoái hóa khớp nguyên phát do yếu tố di truyền, nội tiết hoặc chuyển hóa gây gia tăng tình trạng hư khớp (mãn kinh, đái tháo đường, béo phì…)
Thoái hóa khớp gối có thể do tuổi tác hoặc nhiều nguyên nhân
2.2. Thoái hóa khớp thứ phát
Đây là tình trạng thoái hóa khớp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do chấn thương (gãy xương, trật khớp), do cấu trúc bẩm sinh (khớp lệch trục, biến dạng khớp, tật bẩm sinh) hoặc có thể gặp sau các bệnh khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, gút…)
3. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Để chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp gối bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng cùng với các hình ảnh X – quang, siêu âm, nội soi, cộng hưởng từ (MRI) và các xét nghiệm hỗ trợ…
Dấu hiệu lâm sàng (dựa theo phân loại của hội thấp khớp học Mỹ ACR: American College of Rheumatology)
- Gai xương
- Tràn dịch khớp
- Biến dạng khớp
- Hạn chế vận động
Hình ảnh x-quang (dựa theo phân loại của Kellgren và Lawrence)
- Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương (giai đoạn 1)
- Gai xương rõ (giai đoạn 2)
- Hẹp khe khớp (giai đoạn 3)
- Hẹp khe khớp có xơ xương dưới sụn (giai đoạn 4)
Siêu âm khớp: Khi siêu âm phát hiện hình ảnh gai xương, tràn dịch khớp, dày màng hoạt dịch.
Nội soi khớp: Khi nội soi phát hiện trực tiếp các tổn thương của thoái hóa ở các mức độ kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm chẩn đoán tế bào
Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp này quan sát hình ảnh khớp một cách đầy đủ để phát hiện các tổn thương sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch từ đó hỗ trợ chẩn đoán tình trạng tổn thương, thoái hóa khớp.
Các xét nghiệm hỗ trợ bao gồm:
- Xét nghiệm máu và sinh hóa
- Xét nghiệm dịch khớp
4. Các phương pháp điều trị
Tùy vào tình trạng thoái hóa cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa.
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối m17 và lưu ý điều trị
Thoái hóa khớp gối cần được điều trị đúng cách
4.1.Điều trị nội khoa
Sử dụng thuốc: Để điều trị thoái hóa khớp bác sĩ có thể chỉ định 1 số loại thuốc như thuốc chống thoái hóa, giảm đau, thuốc hỗ trợ và nâng cao sức bền của khớp. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi đã thăm khám và chẩn đoán.
Vật lý trị liệu để hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa khớp: bằng việc làm thư giãn khớp cùng với tăng đó là để cường sự khỏe mạnh cho gân cơ dây chằng quanh khớp gối. Các liệu pháp xoa bóp kết hợp với tập vận động giúp cho khớp gối thư giãn đồng thời giúp các mạch máu được giãn nở tốt, cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn.
Ngoài ra còn có thể sử dụng các thuốc sinh học hoặc huyết tương giàu tiểu cầu tự thân để điều trị thoái hóa khớp.
4.2.Điều trị ngoại khoa
Phương pháp điều trị ngoại khoa để khắc phục thoái hóa khớp gối bao gồm nội soi khớp và phẫu thuật thay khớp nhân tạo cụ thể:
Nội soi khớp bao gồm: Rửa khớp, khoan kích thích tạo xương, ngoài ra có thể cấy ghép tế bào sụn.
Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: Đây là phương pháp được chỉ định ở các thể nặng mà điều trị nội khoa không kết quả, thường áp dụng ở những người cao tuổi, không còn khả năng phục hồi sụn khớp. Đây là phương pháp phức tạp đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại.
5. Phương pháp phòng bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có thể gây tổn thương khớp, ảnh hưởng lớn đến vận động thậm chí có thể gây tàn phế vì vậy cần phải lưu ý 1 số vấn đề sau đây để phòng thoái hóa khớp.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa viêm khớp giảm thiểu tổn thương khớp
Kiểm soát cân nặng giúp phòng nguy cơ thoái hóa khớp
- Vận động thường xuyên nhưng cần phải đảm bảo hoạt động thể lực hợp lý, không làm việc nặng quá sức, không đứng lâu, không ngồi xổm khi không cần thiết.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý, chống béo phì để tránh gây áp lực cho khớp gối khiến khớp bị thoái hóa. Để kiểm soát cân nặng bạn nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh đồng thời tập luyện thể dục thể thao đều đặn vừa sức.
- Phát hiện sớm và điều chỉnh các dị tật của khớp để tránh khớp bị thoái hóa.
- Điều trị tốt các bệnh mạn tính: Các bệnh lý mạn tính cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp vì vậy bạn cần kiểm soát và điều trị tốt các bệnh lý mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, gút… để phòng thoái hóa khớp hiệu quả.
Trên đây là các thông tin cần thiết về bệnh thoái hóa khớp gối như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng thoái hóa , các phương pháp điều trị và giải pháp để phòng bệnh hiệu quả. Thoái hóa khớp gối chủ yếu gặp ở người già nhưng cũng có khá nhiều trường hợp bị thoái hóa khớp ngay khi còn trẻ. Thoái hóa khớp có thể gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống, hoạt động thậm chí có thể gây biến chứng tàn tật vì vậy cần nhận biết kịp thời để được điều trị. Do đó nếu nhận thấy các biểu hiện thoái hóa khớp bạn nên đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.