Thoái hóa khớp gối ở người già và những điều cần biết

Thoái hóa khớp gối là một trong những vấn đề xương khớp mà người cao tuổi rất hay gặp phải. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa thoái hóa khớp gối ở người già, nâng cao chất lượng cuộc sống hơn?

Bạn đang đọc: Thoái hóa khớp gối ở người già và những điều cần biết

1. Thoái hóa khớp gối – Nỗi ám ảnh của người cao tuổi

1.1. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối ở người già

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình sinh học và cơ học làm mất đi lớp đệm tự nhiên, bao gồm sụn và xương dưới sụn. Khi sụn thoái hóa khiến cho xương cọ xát vào nhau làm xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn. Từ đó người bệnh cảm giác sưng đau và cứng khớp.

Bên cạnh đó, khớp gối vừa phải vận động nhiều nhất, vừa chịu áp lực mạnh nhất khi trọng lượng cơ thể tăng lên. Theo thời gian, nếu không được bảo vệ, sụn và xương dưới sụn bị bào mòn dẫn đến thoái hóa khớp gối.

Nguyên nhân chính gây nên thoái hóa khớp gối chính là độ tuổi. Bắt đầu từ 50 tuổi trở lên thì quá trình thoái hóa khớp diễn ra. Khi tuổi càng cao thì khớp gối bị thoái hóa càng nhanh và nghiêm trọng.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác gây nên thoái hóa khớp gối đó là:

– Béo phì, thừa cân

– Thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu, không vận động

– Chấn thương khớp gối nhưng không được điều trị dứt điểm

– Bê vác vật nặng

Thoái hóa khớp gối ở người già và những điều cần biết

Người từ 50 tuổi đổ lên bắt đầu có hiện tượng thoái hóa khớp gối

1.2. Triệu chứng chính của thoái hóa khớp gối ở người già

Tình trạng thoái hóa khớp gối ở người già bộc lộ qua những dấu hiệu sau:

– Đau khớp gối. Cơn đau tăng lên khi vận động, đi lại, đứng lên – ngồi xuống.

– Hiện tượng cứng khớp, đặc biệt là buổi sáng sớm. Người cao tuổi thức dậy sẽ thấy khớp mình bị cứng lại, lúc này khó có thể co duỗi như bình thường. Thời gian cứng khớp diễn ra khoảng 30 phút. Chỉ khi nắn bóp và tập luyện gấp duỗi một lúc thì mới đỡ hơn.

– Nghe thấy âm thanh lạo xạo trong khớp khi cử động.

– Ở giai đoạn nặng hơn, vùng đầu gối có hiện tượng sưng tấy. Thậm chí khớp bị biến dạng, gây hạn chế vận động.

Thoái hóa khớp gối ở người già và những điều cần biết

Hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng, khó gập duỗi như bình thường

2. Biến chứng nguy hiểm từ thoái hóa khớp gối

2.1. Những biến chứng có thể xảy ra

Nếu thoái hóa khớp gối không được can thiệp kịp thời thì bệnh sẽ càng tiến triển nặng hơn. Khi đó, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng sau đây:

– Đau nhức dai dẳng. Theo thời gian, cơn đau xuất hiện càng nhiều hơn, nhức nhối hơn và dai dẳng hơn. Tình trạng này vừa ảnh hưởng tới sức khỏe, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và tâm lý của người bệnh…

– Biến dạng vùng đầu gối. Hiện tượng đầu gối sưng to, biến dạng là do thoái hóa khớp gối kéo dài làm cho khớp và sụn bị xơ vữa.

– Khó khăn đi lại như bình thường, khó có thể đứng thẳng và rất dễ bị ngã.

– Teo cơ, liệt. Vì các cơ từ gối trở xuống sẽ dần có cảm giác yếu hơn, người bệnh khi đi lại có cảm giác run chân, đi không vững. Đồng thời cơ có hiện tượng bị teo, người bệnh rơi vào tình trạng liệt,…

Tìm hiểu thêm: Đau dây thần kinh tọa là gì và cách điều trị phù hợp

Thoái hóa khớp gối ở người già và những điều cần biết

Nếu để lâu bệnh tiến triển nặng hơn và gây khó khăn khi vận động

2.2. Điều trị thoái hóa khớp gối

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối ở người già, trong đó có thể kể đến các phương pháp không cần dùng thuốc như:

– Giảm cân

– Vận động hợp lý

– Tập phục hồi chức năng

Ngoài ra, dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc giảm đau, chống viêm hay thuốc chống thoái hóa khớp có tác dụng chậm. Trong một vài trường hợp cần tới phương pháp điều trị can thiệp ngoại khoa như:

– Điều trị nội soi khớp: rửa khớp, loại bỏ các thành phần ngoại lai trong khớp,…

– Phẫu thuật thay khớp gối

Thoái hóa khớp gối ở người già và những điều cần biết

Tập phục hồi chức năng nhằm mục đích cải thiện sự đau nhức và tăng khả năng vận động khớp ở gối

3. Phòng bệnh thoái hóa khớp gối ở người già hiệu quả

Thoái hóa khớp gối hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu:

– Có chế độ sinh hoạt hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa ăn uống – tập luyện. Nên tập thể dục hay áp dụng các bài tập luyện tăng sức khỏe cơ khớp như: đi bộ, bơi,…

– Hạn chế mang vác các đồ vật nặng, làm việc quá sức.

– Tránh giữ nguyên tư thế trong thời gian dài như: đứng lâu, ngồi lâu hay nằm lâu. Bởi cơ khớp dễ bị cứng nếu không vận động.

– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết: vitamin D, protein, canxi,…

– Duy trì cân nặng hợp lý với cơ thể của mình.

– Không ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo

– Ngưng sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, bia, rượu,…

Thoái hóa khớp gối ở người già và những điều cần biết

>>>>>Xem thêm: Hỏi đáp về chứng viêm khớp dạng thấp

Kiểm tra sức khỏe để nắm bắt được tình trạng xương khớp của mình có khỏe hay không

Có thể thấy thoái hóa khớp gối ở người già là vấn đề cơ xương khớp dễ mắc. Nếu nhận thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng đau nhức khớp gối, cần tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt. Việc quan tâm và chủ động thăm khám sẽ giúp phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu chủ quan và xem nhẹ, bệnh rất dễ tiến triển nặng và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, hãy lựa chọn các bệnh viện uy tín, có bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp giỏi để được chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *