Thoái hóa khớp gối và khả năng điều trị bệnh

Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương khớp gối, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của người bệnh. Thói quen ngồi nhiều, ít vận động khiến cho bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy căn bệnh này liệu có chữa khỏi hoàn toàn hay không và cách điều trị như thế nào, cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thoái hóa khớp gối và khả năng điều trị bệnh

1. Thông tin tổng quan về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối hoặc thoái hóa sụn khớp gối là tình trạng sụn khớp bị tổn thương kèm phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp do sụn khớp không kịp sản sinh để bù đắp vào lớp sụn đã hao mòn theo thời gian.

Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng lạo xạo khi đứng lên, ngồi xuống. Khớp gối sưng to và căng cứng vào sáng sớm. Cơn đau tăng lên khi thay đổi tư thế do viêm hoặc tràn dịch khớp. Nếu chủ quan bỏ qua và không điều trị, bệnh sẽ tiến triển gây ra các triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp vùng gối là:

– Những người cao tuổi, bước vào giai đoạn lão hóa nên chức năng xương khớp không còn tốt.

– Những người thừa cân, béo phì, người mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường.

– Những người từng bị chấn thương khớp gối cũng có nguy cơ cao.

Thoái hóa khớp gối và khả năng điều trị bệnh

Đau khớp gối khi vận động hoặc thay đổi tư thế là triệu chứng điển hình của bệnh

2. Thoái hóa sụn khớp gối có phải là bệnh nguy hiểm không?

Các nguyên nhân gây ra bệnh lý thoái hóa khớp gối bao gồm:

– Thừa cân: tải trọng lớn làm tăng áp lực lên các khớp trong đó có khớp gối, gây áp lực cho khớp khi cơ thể di chuyển.

– Di truyền: người có bố mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh thoái hóa khớp ở gối thì cũng có nguy cơ mắc cao hơn.

– Người thân cận huyết như cha mẹ ruột, anh chị em ruột từng mắc bệnh thoái hóa.

– Giới tính: phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có khả năng thoái hóa ở khớp gối cao hơn so với nam giới.

– Chấn thương vùng gối lặp đi lặp lại nhiều lần khiến khớp gối dễ tổn thương.

– Ít vận động: lối sống ít vận động, tập luyện khiến cơ xương khớp thiếu sự linh hoạt, dẻo dai, lỏng lẻo.

Thoái hóa sụn khớp gối không phải là bệnh nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây ra những cơn đau mãn tính, làm suy giảm chức năng vận động. Những cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày. Việc di chuyển khó khăn cũng gây cảm giác lo âu, trầm cảm, mất ngủ và dẫn đến không đảm bảo được năng suất làm việc.

Bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như:

– Đi lại khó khăn, đau đớn khi di chuyển

– Teo cơ, cứng khớp

– Biến dạng khớp gối

– Sụn khớp bị vôi hóa

– Tiểu đường, bệnh gout, các bệnh về huyết áp, tim mạch …

– Bại liệt, tàn phế

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không

Thoái hóa khớp gối và khả năng điều trị bệnh

Lối sống ít vận động, ngồi nhiều khiến cơ xương khớp dễ tổn thương

3. Thoái hóa sụn khớp gối được điều trị như thế nào?

3.1. Thoái hóa khớp gối có thể điều trị khỏi hoàn toàn không?

Thoái hóa khớp nói chung hay thoái hóa sụn khớp gối nói riêng là bệnh liên quan đến sự lão hóa của cơ thể nên việc điều trị dứt điểm được đánh giá là khó. Tuy không thể khỏi bệnh hoàn toàn nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm triệu chứng đau đớn, phục hồi khả năng vận động cho khớp gối.

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh chỉ định từ bác sĩ thì sự thay đổi trong lối sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng góp phần làm thuyên giảm tình trạng bệnh.

3.2. Các phương pháp điều trị thoái hóa sụn khớp gối

Để được thăm khám và điều trị bệnh thoái hóa ở khớp gối, hãy đến các bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ kiểm tra lâm sàng, kết hợp sử dụng một số phương pháp cận lâm sàng như điện tâm đồ, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, siêu âm khớp, nội soi khớp… để đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị phù hợp cho bạn.

Ngoài việc thăm khám định kỳ và đi khám khi có dấu hiệu bất thường, mọi người có thể bảo vệ sức khỏe xương khớp bằng một số biện pháp đơn giản như sau:

– Tập thể dục đều đặn và đúng cách, một số môn thể thao phù hợp là bơi lội, đi bộ, đạp xe.

– Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân, béo phì, bởi tình trạng béo phì sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối.

– Dân văn phòng cần nghỉ ngơi, đi lại thường xuyên để tránh cơ và khớp bị mỏi.

– Xoa bóp, massage khớp gối đều đặn, tốt nhất 2 lần: sáng sớm và trước khi đi ngủ.

Đặc thù công việc văn phòng, thói quen ngồi nhiều đang khiến bệnh có xu hướng trẻ hóa. Do đó, những người trẻ cũng nên quan tâm đến sức khỏe xương khớp bằng cách tăng cường bổ sung dưỡng chất cần thiết, tập thể dục đều đặn và phù hợp với bản thân.

Thoái hóa khớp gối và khả năng điều trị bệnh

>>>>>Xem thêm: Viêm gout cấp tính và những điều cần biết

Massage khớp gối hàng ngày là hành động thiết thực

4. Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa sụn khớp gối

4.1. Những thực phẩm nên ăn

– Các loại cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích là các loại cá chứa nhiều acid béo omega 3, là chất kháng viêm hiệu quả.

– Xương ống, sụn, sườn bò, bê: cung cấp nhiều chondroitin và glucosamin, cung cấp canxi dồi dào, tốt cho xương khớp.

– Các loại thịt lợn, thịt gia cầm được nuôi hữu cơ: bổ sung các loại thịt này trong khẩu phần ăn một cách đều đặn để chế độ dinh dưỡng thêm đa dạng.

– Các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh: đây là các loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa.

– Các chất béo lành mạnh như bơ thực vật, dầu dừa, dầu oliu: các chất có trong bơ và đậu nành giúp kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen.

– Trái cây: ăn nhiều đu đủ, dứa, chanh, cam – nhóm quả chứa nhiều vitamin C – giúp kháng viêm hiệu quả cũng như tăng cường độ dẻo dai cho khớp.

4.2. Nhóm thực phẩm hạn chế

Sau đây là những nhóm chất không phù hợp cho người đang bị thoái hóa sụn khớp gối:

– Nhóm thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê …

– Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo công nghiệp.

– Thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate như bánh kẹo, chè, …

– Ăn quá mặn.

– Rượu, bia, cà phê và các loại nước ngọt có ga cũng cần được hạn chế.

Tóm lại, thoái hóa sụn khớp gối không phải là bệnh đặc biệt nghiêm trọng nhưng sẽ để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm. Đây là một trong những tác nhân hàng đầu gây tàn phế nếu người bệnh chủ quan. Vì vậy nếu có các triệu chứng nêu trên thì hãy đến chuyên khoa Cơ xương khớp để được hỗ trợ nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *