Thoái hóa khớp là bệnh dễ xảy ra ở khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, … Tình trạng bệnh lý này cần được điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động hoặc gây cứng khớp.
Bạn đang đọc: Thoái hóa khớp: triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
1. Tìm hiểu về thoái hóa khớp và phân loại bệnh
Khớp bao gồm sụn khớp, dịch khớp với vai trò làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương gắn với nhau ở khớp. Nhờ đó các chi, cột sống hoạt động hàng ngày mà không bị tổn thương. Tuy nhiên, lớp sụn theo thời gian sẽ bị thoái hóa, trở nên sần sùi và bào mòn khiến chức năng khớp suy giảm, không thể thực hiện các chức năng của mình. Bên cạnh đó, các mô xung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng. Dịch nhầy bôi trơn tại khớp giảm, phần xương dưới sụn biến dạng, xơ hóa và xuất hiện các vết nứt nhỏ. Tình trạng này được gọi là thoái hóa khớp hay còn được hiểu là viêm xương khớp do thoái hóa.
Bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể, trong đó một số vị trí phổ biến gồm:
1.1. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa sụn khớp gối xảy ra khi:
– Lớp sụn bao bọc quanh khớp bị hao mòn, rách, biến dạng
– Lớp sụn không còn khả năng bảo vệ phần khớp gối
– Khớp gối chà xát lên nhau gây triệu chứng đau, sưng viêm, hạn chế vận động
Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, thoái hóa sụn khớp gối thúc đẩy các gai xương trên khớp gối hình thành và gây bệnh gai khớp gối.
Thoái hóa xảy ra ở khớp gối là tình trạng phổ biến, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt
1.2. Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay
Loại thoái hóa này thường phổ biến hơn ở người cao tuổi. Lúc này, lượng máu trong cơ thể không còn đủ để nuôi dưỡng vùng khớp gây nên tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở sụn, giảm khả năng chịu lực trước tác động liên tục lên khớp.
1.3. Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra các triệu chứng bao gồm:
– Đau nhức
– Khó chịu
– Vị trí đau ở vùng cổ thậm chí kéo dài đến thắt lưng
Các gai xương hình thành dọc theo cột sống khớp kích thích lên các dây thần kinh cột sống có thể khiến cơn đau dữ dội kèm cảm giác ngứa râm ran, tê yếu ở vị trí bị ảnh hưởng.
1.4. Thoái hóa xảy ra ở khớp háng
Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi lại. Ở giai đoạn đầu, bệnh khó chẩn đoán vì cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như:
– Háng
– Đùi
– Mông
– Đầu gối
Người bệnh miêu tả cơn đau có thể đau nhói, buốt cũng có thể chỉ đau âm ỉ.
2. Triệu chứng cảnh báo viêm khớp thoái hóa
Các biểu hiện của bệnh thường tiến triển chậm và mức độ tăng nặng theo thời gian, một số dấu hiệu thường gặp mà mỗi người nên chú ý bao gồm:
2.1. Đau nhức
Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau, đau hơn trong hoặc sau khi vận động. Cơn đau thường âm ỉ và dần cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu không được can thiệp sớm, cơn đau ngày càng nặng và kéo dài, gây ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp gãy xương đùi bao lâu thì lành?
Thăm khám khi triệu chứng mới xuất hiện để được điều trị kịp thời, cải thiện khả năng vận động
2.2. Cứng khớp
Đây cũng là triệu chứng đi kèm với những cơn đau và thường xuất hiện sau khi người bệnh thức dậy hoặc sau một thời gian không đi lại, vận động.
2.3. Xuất hiện âm thanh lục cục ở khớp khi di chuyển
Người bệnh có thể cảm thấy khớp nóng ran, ấm đỏ và có nghe thấy tiếng lộp cộp khi cử động, di chuyển.
2.4. Teo cơ, sưng tấy
Viêm khớp thoái hóa kéo dài mà không được điều trị có thể gây ra tình trạng sưng tấy, dẫn đến biến dạng khớp và vùng cơ xung quanh khớp. Nếu không vận động sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục, …
Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo, người bệnh nên đến chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị sớm, tăng khả năng vận động và bảo vệ sức khỏe xương khớp.
3. Chẩn đoán và điều trị viêm khớp thoái hóa bằng cách nào?
3.1. Chẩn đoán
Thoái hóa ở khớp có thể được chẩn đoán bằng các cách sau:
– Thăm khám lâm sàng: khai thác tiền sử, triệu chứng gặp phải.
– Chụp X-quang: hình ảnh cho thấy sự thu hẹp khoảng cách giữa các xương trong khớp và các gai xương xung quanh.
– Chụp CT, MRI: cho hình ảnh chi tiết hơn về xương, mô mềm và sụn.
Xét nghiệm:
– Xét nghiệm máu: giúp loại trừ nguyên nhân gây đau khớp khác ví dụ như viêm khớp dạng thớp.
– Phân tích dịch khớp: bác sĩ có thể sử dụng kim để hút chất lỏng từ khớp đang bị đau. Chất lỏng sau đó được đưa đi kiểm tra để xác định nguyên nhân gây đau do bệnh gout hay nhiễm trùng, …
3.2. Điều trị
Thông thường, bệnh có thể kiểm soát bằng cách kết hợp phương pháp điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Dựa trên kết quả thăm khám, chụp chiếu, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp.
3.2.1. Điều trị nội khoa
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh uống thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc sinh học cho khớp, … Những loại thuốc này có công dụng:
– Giảm triệu chứng
– Giảm viêm do thoái hóa
– Làm chậm tiến trình của bệnh
Lưu ý người bệnh cần tuân thủ đơn thuốc bác sĩ kê để nâng cao kết quả điều trị. Việc sử dụng sai thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, làm bệnh trở nặng. Bên cạnh đó, bạn cần báo ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng để có hướng xử trí kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm hay không
Điều thị bằng thuốc được xem là phương pháp điều trị các bệnh xương khớp được áp dụng phổ biến
3.2.2. Điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Đối với trường hợp thoái hóa khớp ở giai đoạn sớm có thể kết hợp điều trị bằng thuốc và tập vật lý trị liệu. Chuyên gia sẽ hướng dẫn cho người bệnh một số bài tập phù hợp với mục đích:
– Tăng sức mạnh cho các cơ có vị trí xung quanh khớp
– Tăng tính linh hoạt cho khớp
– Giảm đau
Tuy nhiên, người bệnh cần chọn các cơ sở tập luyện uy tín để tránh các chấn thương và biến chứng không mong muốn.
3.2.3. Điều trị ngoại khoa
Khi tình trạng đau xương khớp không thể kiểm soát bằng thuốc, phẫu thuật có thể được cân nhắc.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng thoái hóa ở các khớp. Chuyên gia lưu ý người bệnh cần thăm khám Cơ xương khớp khi có triệu chứng cảnh báo để được tư vấn điều trị sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.