Thoái hóa khớp, vấn đề không chỉ gặp ở người cao tuổi

Nhắc tới thoái hóa khớp, người ta thường nghĩ đây là căn bệnh của người già. Tuy nhiên thực hiện tại rất nhiều trường hợp người trẻ tuổi cũng gặp phải vấn đề này. Vậy nguyên nhân nào gây ra thoái hóa khớp và cách phòng ngừa như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Thoái hóa khớp, vấn đề không chỉ gặp ở người cao tuổi

1. “Nhận diện” khớp bị thoái hóa

Theo WHO, giai đoạn 2011 – 2020 được xem là “Thập niên xương khớp”. Vậy bệnh lý này được nhận định như thế nào?

1.1. Thoái hóa khớp là như thế nào và ở vị trí nào?

Là một rối loạn mãn tính, khớp bị thoái hóa là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn. Kèm theo đó, lượng dịch khớp bị giảm thiểu đáng kể.

Ở trạng thái bình thường, lớp sụn khớp của chúng ta nguyên vẹn, trơn láng với cấu trúc xương ổn định giúp bảo vệ và giảm ma sát cho khớp. Dịch khớp giúp bôi trơn và hỗ trợ các cử động được nhịp nhàng. Khi bị thoái hóa, sụn bị bào mòn, xù xì hoặc trơ đầu xương dưới sụn. Xương bị thay đổi cấu trúc dẫn tới tình trạng đau sưng, viêm tấy. Do không đủ dịch khớp, nên người bệnh đau cứng khớp mỗi khi vận động.

Thoái hóa khớp, vấn đề không chỉ gặp ở người cao tuổi

Những vị trí khớp điển hình dễ gặp căn bệnh thoái hóa các khớp

Những vị trí khớp điển hình dễ gặp căn bệnh này là:

– Khớp gối

– Khớp háng

– Khớp ngón tay, bàn tay

– Cột sống lưng, cổ

– Khớp vai

– Khớp cổ chân

1.2. Có phải thoái hóa chỉ xảy ra ở người cao tuổi?

Trước đây, thoái hóa các khớp thường gặp ở những người sau tuổi 40, đặc biệt là người trên 60 tuổi. Tuy nhiên những năm gần đây, độ tuổi mắc bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Nguyên do đến từ đặc thù công việc, chế độ vận động, dinh dưỡng,… Theo thống kê, tại Việt Nam, tỷ lệ gặp vấn đề về khớp là 30% người sau tuổi 35, 60% người sau tuổi 65 và ở người sau 85 tuổi là 85%.

Những con số trên khá lo ngại. Do vậy mà mọi người cần chủ động kiểm tra và phòng ngừa căn bệnh xương khớp này từ sớm.

Thoái hóa khớp, vấn đề không chỉ gặp ở người cao tuổi

Khớp thoái hóa đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa

2. Nguyên nhân và triệu chứng viêm khớp thoái hóa

Sau khi đã nắm được bản chất của bệnh, chúng ta tiếp tục tìm hiểu tới tác nhân gây bệnh và biểu hiện của nó.

2.1. Thoái hóa khớp do đâu mà ra?

Nguyên nhân gây nên khớp thoái hóa được chia thành 02 nhóm chính: Nguyên phát và thứ phát.

Nguyên phát

Tuổi tác ảnh hưởng lớn nhất tới sự lão hóa của khớp. Càng về sau, lượng nước trong sụn khớp tăng dần, protid giảm dần đẩy quá trình thoái hóa xuất hiện. Theo thời gian, sụn và xương dưới khớp tổn thương ngày càng nghiêm trọng.

Thứ phát

Một số nguyên nhân điển hình gây bất thường cho khớp là:

– Di truyền: Một số bệnh lý về khớp mang theo khả năng di truyền.

– Béo phì: Cân nặng lớn khiến áp lực ở khớp gối, hông, cột sống tăng cao, đẩy nhanh nguy cơ thoái hóa.

– Chấn thương: Những tác động từ bên ngoài khiến khớp gặp tổn hại.

– Vận động khớp quá nhiều và nặng: Thường gặp ở người làm công việc chân tay nặng nhọc.

– Dị dạng khớp bẩm sinh.

– Các bệnh lý khác: Dư thừa sắt, hormone tăng trưởng hay người bị viêm khớp dạng thấp là trường hợp có nguy cơ cao bị thoái hóa.

2.2. Triệu chứng của bệnh nhân viêm khớp thoái hóa

Khớp bị thoái hóa thường có biểu hiện chậm, mức độ tăng dần theo diễn biến của bệnh.

Trước hết, đau khớp là dấu hiệu chính bệnh nhân nào cũng gặp phải. Với khớp gối bị thoái hóa, bệnh nhân đau khi đi lại, ngồi xuống hay đứng lên. Trường hợp là đốt sống lưng, người bệnh sẽ đau khi cúi hay quay người, đứng lên… đôi khi là đau dọc xuống chân do dây thần kinh bị chèn ép. Càng về sau, cường độ cơn đau khớp càng tăng.

Tiếp theo, người bệnh thấy cứng khớp, có co duỗi, vận động, nhất là khi vừa ngủ dậy. Thời gian cứng thường dưới 30’.

Khớp kêu khi di chuyển là dấu hiệu khi bệnh nhân di chuyển. Ban đầu ta chỉ nghe thấy tiếng lạo xạo của khớp khi vận động. Nhưng sau đó, người bệnh có thể thấy nóng ran cùng tiếp lộp cộp, lách cách của khớp.

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể bị biến dạng khớp, sưng tấy. Khả năng vận động bị hạn chế, thậm chí mất hẳn.

Để tránh những hệ quả nghiêm trọng xảy ra, bệnh khớp nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay ở thời kỳ khởi phát.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Thoái hóa khớp, vấn đề không chỉ gặp ở người cao tuổi

Đau khớp là dấu hiệu chính bệnh nhân nào cũng gặp phải

3. Chẩn đoán thoái hóa khớp

Khi thăm khám tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp chuyên môn để kiểm tra và chẩn đoán vấn đề của khớp:

3.1. Chụp MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật tạo hình ảnh giải phẫu nhờ sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Qua đó, chuyên gia quan sát và phát hiện được những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp cũng như dây chằng.

3.2. Siêu âm khớp

Đây được coi là kỹ thuật hữu hiệu cho kết quả nhanh chóng. Bằng sóng siêu âm, máy móc sẽ tái tạo lại hình ảnh khớp lên màn hình. Nhờ vậy mà tình trạng bất thường của khớp như tại màng dịch hay mảnh vụn thoái hóa được thể hiện rõ ràng.

3.3. Chụp X-quang

Kỹ thuật này dùng chẩn đoán giai đoạn phát triển của thoái hóa các khớp. Tùy theo từng mức độ mà các biểu hiện như xuất hiện gai xương, khe khớp hẹp, xương vỡ,… được tầm soát.

Thoái hóa khớp, vấn đề không chỉ gặp ở người cao tuổi

>>>>>Xem thêm: Đau xương mu có phải sắp sinh? nhiều mẹ bầu quan tâm

Sau khi chẩn đoán, chuyên gia sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân

3.4. Nội soi khớp

Phương pháp này giúp đánh giá các tổn thương của khớp một cách rõ nét nhất. Những hư hại ở sụn, xương dưới sụn được chuyên gia quan sát trực tiếp, hỗ trợ kết luận hiệu quả.

3.5. Xét nghiệm dịch khớp

Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ chọc hút dịch khớp, phân tích và đánh giá các bệnh lý về khớp nếu có.

Sau khi kết luận được tình trạng bệnh, chuyên gia sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Qua những thông tin được truyền tải, bài viết hy vọng đã cung cấp đúng – đủ những thông tin cần thiết, giúp mọi người nắm bắt và kịp thời phòng chữa căn bệnh thoái hóa các khớp một cách hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *