Thoát vị bẹn có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người khi có dấu hiệu mắc phải bệnh này. Bệnh sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng khi không điều trị. Ngược lại nếu chủ động can thiệp sớm, thoát vị bẹn có thể điều trị khỏi rất nhanh chóng. Đi tìm lời giải đáp về các biến chứng của thoát vị bẹn cũng như các phương pháp chữa trị trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Thoát vị bẹn có nguy hiểm không và nên chữa như thế nào?
1. Trả lời thắc mắc thoát vị bẹn có nguy hiểm không?
Trước hết cần hiểu bản chất của thoát vị bẹn chính là tình trạng một tạng trong ổ bụng (mạc nối, ruột…) không nằm ở vị trí ban đầu mà thông qua một điểm suy yếu ở vùng bẹn để chui xuống bìu. Thoát vị bẹn sẽ gây ra khối phồng ở bẹn. Khối này sẽ to lên khi người bệnh có các hoạt động tạo áp lực lên thành bụng như chạy, nhảy, ho, rặn, mang vác nặng…Khối tự xẹp xuống khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc nằm xuống.
1.1. Vậy thoát vị bẹn có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ thì thoát vị bẹn rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các biến chứng mà bệnh nhân thoát vị bẹn có thể gặp phải là:
– Khối thoát vị ngày càng to và chèn ép lên các mô lân cận, có thể gây đau và sưng ở các khu vực xung quanh.
– Nguy hiểm nhất là biến chứng kẹt và nghẹt. Cụ thể các tạng trong ổ bụng có thể sa xuống túi thoát vị và bị kẹt tại đó. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau đột ngột, dữ dội ở vùng bẹn. Tại vị trí khối phồng thoát vị chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm. Nếu không cấp cứu ngay, các tạng trong túi thoát vị bị thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử, gây viêm phúc mạc toàn thể, đe dọa tử vong.
– Một biến chứng lâu dài khác của thoát vị bẹn là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì thoát vị bẹn là một trong những yếu tố nguy cơ thuận lợi dẫn đến xoắn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn, nghẹt ống dẫn tinh gây vô sinh.
1.2. Giải pháp chấm dứt nỗi lo thoát vị bẹn có nguy hiểm không?
Cách đơn giản nhất để không còn phải sống trong lo sợ thoát vị bẹn là chủ động thăm khám, điều trị sớm ngay khi có triệu chứng:
– Có khối phồng ở vùng bẹn. Khối này phồng lên khi bạn đứng thẳng, đặc biệt là khi ho, rặn, mang vác nặng.
– Có cảm giác nóng rát hoặc đau nhức ở chỗ phồng.
– Đau hoặc khó chịu ở vùng bẹn nhất là khi cúi xuống, ho hoặc nâng vật nặng.
– Có cảm giác nặng nề hoặc đau tức ở háng.
– Đau hoặc sưng xung quanh tinh hoàn khi tạng sa xuống bìu.
Tìm hiểu thêm: Bị bệnh dạ dày nên và không nên ăn gì?
2. Khám và chẩn đoán thoát vị bẹn
Để chẩn đoán thoát vị bẹn, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Cụ thể là kiểm tra xem có khối phồng ở vùng bẹn không. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu đứng thẳng, ho hoặc rặn để khối phồng hiện rõ hơn.
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT, chụp MRI để đưa ra kết luận khẳng định.
Căn cứ trên kết quả thăm khám và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh.
3. Điều trị sớm để không phải sợ thoát vị bẹn có nguy hiểm không?
Thoát vị bẹn không thể tự khỏi, uống thuốc không có tác dụng. Hiện tại phẫu thuật chính là cách điều trị hiệu quả duy nhất khi bị thoát vị bẹn. Chỉ có phẫu thuật mới có thể tác động để đẩy các tạng về vị trí ban đầu và củng cố vững chắc thành bụng.
Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn gồm 2 kỹ thuật: mổ mở và mổ nội soi.
Với mổ nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi (gắn kèm camera và nguồn sáng) và các thiết bị phẫu thuật khác để sữa chữa lại khối thoát vị thông qua một vài vết rạch nhỏ ở vùng bụng. Nhờ đó mổ nội soi ít đau, ít để lại sẹo, ít gây tổn thương đến các mô xung quanh. Bệnh nhân phục hồi nhanh sau mổ, sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
Còn trong quá trình mổ mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch 1 đường gần vị trí thoát vị. Sau đó đẩy các tạng sa trở lại trong ổ bụng. Tiếp đến khâu kín chỗ thoát vị và tái tạo lại thành bụng chắc chắn hơn bằng cách đặt lưới nhân tạo. So với mổ nội soi thì mổ mở gây đau nhiều hơn, để lại sẹo và cần ít nhất 1 tuần mới có thể phục hồi sức khỏe.
Cũng có một số trường hợp không đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật như trẻ em, người cao tuổi già yếu…có thể được đeo túi thoát vị, mặc quần chật…
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày phổ biến
4. Chăm sóc sau mổ thoát vị bẹn
Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau ở vị trí vết mổ. Bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu này trong thời gian phục hồi.
Bệnh nhân và người nhà chăm sóc cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ. Thông báo ngay với bác sĩ nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng như vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau, chảy dịch.
Những ngày đầu sau mổ, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, không gắng sức, tránh bê vác.
Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn sáng tỏ thắc mắc thoát vị bẹn có nguy hiểm không và biết cách để ngăn chặn những biến chứng của căn bệnh này.