Thoát vị bẹn nghẹt ở trẻ em có thể dẫn đến hoại tử các mô trong túi thoát vị, do không được cung cấp đủ máu. Thoát vị bẹn nghẹt thường gây ra các triệu chứng như sốt, vùng thoát vị bị sưng, đỏ và viêm, rất đau. Trẻ bị thoát vị bẹn nghẹt cần được xử trí kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Bạn đang đọc: Thoát vị bẹn nghẹt ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
1. Thoát vị bẹn nghẹt ở trẻ em là gì?
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, với tỷ lệ gặp ở bé trai (nam giới) nhiều hơn bé gái.
Thoát vị bẹn nghẹt là tình trạng thoát vị bẹn, mà ở đó các tạng tại phần thoát vị bị thắt nghẹt trong ống bẹn. Đây là một biến chứng nặng và thường gặp của thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn nghẹt ở trẻ em cần chẩn đoán thật sớm và xử trí ngay vì nếu chỉ sau 6 – 12 giờ tạng sẽ bị hoại tử dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc, tắc ruột, nhiễm trùng nhiễm độc do hoại tử các tạng (ruột, mạc nối, buồng trứng, vòi trứng) và những rối loạn toàn thân.
2. Thoát vị bẹn nghẹt ở trẻ em có nguy hiểm không?
Điều đáng lo lắng nhất là biến chứng do thoát vị bẹn nghẹt gây ra nếu trẻ (người bệnh) không được xử trí (can thiệp bằng phẫu thuật).
Cụ thể như sau:
- Thoát vị bẹn nghẹt dễ bị chấn thương khối thoát vị gây nên dập, vỡ các tạng bên trong.
- Thoát vị bẹn nghẹt nếu không được điều trị có thể gây nghẹt vòi trứng, nhồi máu và hoại tử buồng trứng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản (ở bé gái). Ảnh hưởng đến đường dẫn tinh, hoại tử tinh hoàn gây biến chứng vô sinh (ở bé trai).
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị đờm ở cổ họng lâu ngày không khỏi xử trí như thế nào?
Phẫu thuật thoát vị bẹn nghẹt ở trẻ em khá phổ biến, đơn giản và tỷ lệ biến chứng thấp. Tuy nhiên cũng giống như các phương pháp phẫu thuật khác, phẫu thuật thoát vị bẹn nghẹt cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Chính vì vậy người bệnh cần lựa chọn cho mình địa chỉ uy tín để đảm bảo quá trình thực hiện phẫu thuật diễn ra an toàn và ít xảy ra các biến chứng như:
- Khó thở, chảy máu, phản ứng với thuốc gây mê hoặc các loại thuốc khác.
- Nhiễm trùng.
- Đau kéo dài ở vùng bẹn.
- Ảnh hưởng tới mạch máu.
- Làm tổn thương dây thần kinh hoặc các cơ quan lân cận.
3. Điều trị thoát vị bẹn nghẹt ở trẻ em
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị sốt kéo dài: Nguyên nhân và cách xử trí
Thoát vị bẹn nghẹt ở trẻ là loại cấp cứu ngoại khoa, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguyên tắc là điều trị ngoại khoa (phẫu thuật):
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: nên theo dõi cho đến 1 tuổi, ngoại trừ khi có biến chứng nghẹt gây đau dữ dội, có nguy cơ viêm nhiễm, hoại tử thì có thể thực hiện mổ cấp cứu.
- Trẻ trên 1 tuổi: mổ thắt ca túi thoát vị (ống phúc tinh mạc), không cần tái tạo thành bụng.
Hiện nay với phương pháp phẫu thuật hiện đại tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc ứng dụng các trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, hệ thống phòng mổ vô khuẩn 1 chiều giúp giảm tối đa các biến chứng trong và sau phẫu thuật.