Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Theo chuyên gia tại Thu Cúc TCI, sinh hoạt tình dục vẫn có thể duy trì nhưng cần chú ý tư thế, tần suất để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Bạn đang đọc: Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và một số lưu ý
1. Tổng quan về thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm nằm giữa mỗi đốt sống trong cột sống, có chức năng tương tự như một bộ giảm xóc. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, xâm nhập vào ống sống thông qua 2 con đường gồm vết rách hoặc vết đứt vòng xơ.
Đây thường là giai đoạn đầu tiên của quá trình thoái hóa. Không gian ống sống lúc này bị thu hẹp khiến dây thần kinh cột sống bị chèn ép. Từ đó, triệu chứng đau nhức xuất hiện cùng nhiều biểu hiện nghiêm trọng khác. Chứng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra phổ biến nhất ở phần lưng dưới và cổ. Vị trí đau nhức phụ thuộc vào khu vực tổn thương cũng như kích thước của khối thoát vị, cụ thể:
1.1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đĩa đệm bị thoát vị gây chèn ép một hoặc nhiều dây thần kinh, gây nên các triệu chứng như:
– Đau nhức
– Rát
– Ngứa ran
– Tê, châm chích từ mông xuống chân, ban chân
Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra một bên, xuất hiện một cách đột ngột và có cảm giác như điện giật. Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh di chuyển, ngồi hoặc duỗi thẳng bên chân đau.
Bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm
1.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Dây thần kinh cổ bị chèn ép do thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra một số triệu chứng như:
– Đau âm ỉ
– Đau nhói
– Tê
– Ngứa ran vùng cổ hoặc giữa hai vai
– Cơn đau lan rộng xuống bàn tay, ngón tay hoặc toàn bộ cánh tay
– Cơn đau nghiêm trọng hơn ở một số vị trí nhất định hoặc theo chuyển động cổ
1.3. Đĩa đệm thoát vị (không chèn ép dây thần kinh)
Triệu chứng điển hình nhất là đau thắt lưng, một số trường hợp chỉ đau âm ỉ.
1.4. Đĩa đệm thoát vị (có chèn ép vào dây thần kinh)
Triệu chứng điển hình người bệnh cần chú ý là đau, tê, yếu bộ phận có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
2. Chuyên gia lý giải người bệnh thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?
Nhiều người thắc mắc thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và hành động này có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh không. Chuyên gia cho rằng điều này còn phụ thuộc vào mức độ tình trạng bệnh của từng người.
2.1. Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không – ở trường hợp bệnh mức độ nhẹ
Ở tình trạng này, cơn đau không xảy ra quá dữ dội, diễn ra thưa thớt. Lúc này, người bệnh vẫn có thể quan hệ nhưng nên duy trì ở mức độ hợp lý đồng thời lựa chọn tư thế vừa phải để hạn chế cơn đau cũng như tránh tổn thương đến xương khớp.
2.2. Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không – trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng
Trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng, người bệnh phải đối mặt với các cơn đau diễn ra liên tục, mức độ cơn đau dần tăng lên. Do vậy, người bệnh nên hạn chế “chuyện ấy” để không tác động đến đĩa đệm và ngăn bệnh nặng hơn. Nếu muốn quan hệ, người bệnh nên điều trị để bệnh thuyên giảm.
Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa và xử trí viêm cân gan bàn chân khi chạy bộ
Nếu bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng, người bệnh nên hạn chế các hoạt động nặng, tạo áp lực lên vùng cột sống thắt lưng
2.3. Lưu ý dành cho người bệnh
Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm, chuyên gia lưu ý một số vấn đề sau trong việc quan hệ như sau:
– Cần tránh các tư thế và động tác quan hệ làm ảnh hưởng đến cột sống ví dụ cong người, cúi người về đằng trước.
– Nên trao đổi với đối phương về tình trạng bệnh để thống nhất lựa chọn tư thế phù hợp, mang lại sự thoải mái cho người bệnh nhưng không khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
– Nên quan hệ tình dục ở cường độ vừa phải, không nên thực hiện liên tục và động tác mạnh để tránh áp lực lên đĩa đệm, khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.
– Luôn duy trì tinh thần thoải mái, thư giãn trong quá trình quan hệ.
– Sử dụng các vật dụng hỗ trợ như gối để cột sống duy trì ở tư thế thẳng.
– Nếu chứng thoát vị đĩa đệm tiến triển nghiêm trọng, người bệnh nên chữa trị tích cực để bệnh thuyên giảm rồi mới quan hệ.
– Tốt nhất người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ tư vấn cách ăn uống, sinh hoạt phù hợp, ngăn chặn biến chứng.
3. Thông tin về các cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Nếu bệnh được điều trị sớm, đúng phương pháp vào giai đoạn bao xơ đĩa đệm chưa bị rách thì tỷ lệ hồi phục rất cao. Một số phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay gồm:
3.1. Sử dụng thuốc
Điều trị thuốc bằng Tây y giúp người bệnh giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nhóm thuốc người bệnh có thể được chỉ định bao gồm:
– Thuốc giãn cơ
– Thuốc giảm đau
– Thuốc corticoid (đường tiêm)
Những loại thuốc trên có công dụng chống viêm, giảm cơn đau nhức xương khớp. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc hay tăng liều lượng. Đồng thời, không tự ý mua thuốc theo đơn của người khác. Những hành động trên sẽ gây tác dụng phụ nguy hiểm đồng thời khiến bệnh trở nặng, khó điều trị.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp cùng chậu chữa trị thế nào?
Thăm khám cùng chuyên gia Cơ xương khớp để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp
3.2. Tập luyện thường xuyên
Vận động thường xuyên với các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm cũng là cách hiệu quả để cải thiện triệu chứng bệnh. Người bệnh nên tập các bài tập yoga để kéo giãn cột sống, tăng độ chắc khỏe của cơ và giúp xương khớp hoạt động hiệu quả hơn. Điều quan trọng là người bệnh nên kiên trì tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp bệnh nhanh chuyển biến tích cực.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể tìm hiểu các phương pháp như kéo nắn xương khớp, châm cứu, massage, bấm huyết chữa thoát vị đĩa đệm. Lưu ý, những phương pháp này cần thực hiện tại các cơ sở uy tín, có chuyên môn.
Trên đây là một số thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm và một số lưu ý trong sinh hoạt. Hi vọng qua bài viết bạn đọc sẽ tìm được những giải pháp phù hợp để vừa cải thiện tình trạng bệnh vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống cá nhân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.