Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là bệnh gặp phải khá nhiều ở tuổi trưởng thành đặc biệt từ khoảng 30 – 50. Bệnh không được điều trị sớm, đúng cách có thể gây tàn phế ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Tuy nhiên, thông tin về bệnh hiện thoát vị đĩa đệm cột sống lưng vẫn còn hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng phát hiện bệnh cũng như điều trị, phòng tránh thoát vị ngay từ giai đoạn sớm. Vậy thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là gì? Điều trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Bạn đang đọc: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và những điều cần biết
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là gì?
Đĩa đệm có cấu tạo bởi chất nhầy, vòng sợm và mỏm sụn với cấu trúc dạng thớ sợi chắc. Chúng xếp theo hình vòng tâm và có chứa nhân keo.
Người ta ví đĩa đêm như bộ phận có tác dụng giảm xóc với có vai trò giảm chấn động tới các thân đốt sống, chúng có thể đàn hồi và biến dạng khi bị nén.
hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép và dễ thần kinh, thủy sống sẽ xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Có thể hiểu đây là tình trạng đĩa đệm bị đè nén, ép lồi ra khỏi vị trí bình thường ở cột sống thắt lưng. Chính vì thế mà người bệnh gặp phải chứng đau thắt lưng thậm chí lan dần xuống chân.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm gặp nhiều hơn ở người trưởng thành bởi những nguyên nhân như:
+ Vị trí địa đệm: Đây là vị trí chịu nhiều tác động từ chính cuộc sống hàng ngày do sự đứt, rách vòng sợi. Thoát vị cột sống thắt lưng có thể theo nhiều hướng như ra sau, lệch bên, vào lỗ ghét ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
+ Chấn thương: Những người có thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm hoặc gặp phải các chất thương làm ảnh hưởng đến vị trí cốt sống, đĩa đệm gây thoát vị.
+ Tác động cơ họng kế hợp tiền sử thoái hóa cột sốt thắt lưng: Thường xuyên lặp lại một động tác liên quan đến cúi gập người, chơi thể thao cường độ mạnh lâu ngày cũng dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
+ Người thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn dễ gây áp lực đến cột sống và phần đĩa đệm ở thắt lưng.
Ngoài ra, bệnh còn xảy đến ở người già, người cao tuổi do loãng xương, thoái hóa nặng hay mang vác sai tư thế. Nhận biết sớm thoát vị đĩa đệm giúp việc điều trị hiệu quả, ngăn chặn sớm các biến chứng bệnh nguy hiểm.
Ở giai đoạn nặng, điều trị bệnh trở nên khó khăn, thậm chí phải phẫu thuật
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Dấu hiệu đặc trưng nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng chính là tình trạng đau lưng kéo dài, cơn đau lan theo đường đi của rễ, dây thần kinh kèm theo triệu chứng lệch, vẹo cột sống thắt lưng. Nhiều người bệnh còn bị giảm hẳn khả năng vận động, co cứng cạnh sống và phải dùng thuốc giảm đau, giảm co cơ.
Cơn đau này phần lớn sẽ tái phát sau khi có những hoạt động gắng sức, cản trở những động tác cột sống như cúi ngửa, xoay nghiêng người. Khi dây thần kinh cũng bị chèn ép, cơn đau lan xuống chi dưới cản trở vận động, đi lại. Chỉ giảm bớt đau đớn khi nghỉ ngơi.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1
Trong các vị trí thoát vị đĩa đệm, L5 S1 là trường hợp xảy ra khá phổ biến ở đĩa đệm trọng đốt thắt lưng số 5 của phần xương cùng đầu tiên bị thoát ra ngoài. Do đoạn L5 S1 là điểm tựa chính của cột sống, phải vận động thường xuyên nên bệnh thoát vị hay xảy ra ỏ đây. (S1 là ký hiệu phần xương cùng đầu tiên, L5 là phần đốt sống thắt lưng ở vị trí thứ 5). Xử lý không tốt thoát vị tại vị trí này dễ khiến bệnh nhân tàn phế.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Tùy vào mức độ bệnh lý và thể trạng sức khỏe ở mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả nhất. Các phương pháp điều trị bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng vận động đối với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có chèn ép lớn và các dây thần kinh và chưa có biến chứng.
Ở những bệnh nhân bị thoát vị nặng, đe dọa biến chứng liệt, teo cơ, đau quá mức không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật giảm áp lực nhân đĩa đệm, lấy nhân đĩa đệm.
Thông thường, nếu bệnh nhận mới chỉ thoát vị đĩa đệm cột sống lưng giai đoạn đầu, cơn đau xuất hiện ít và không dai dằng thì có thể điều trị bảo tồn kết hợp nghỉ ngơi, giảm co cơ bắp và vật lý trị liệu.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện giãn dây chằng ở lưng và phương pháp phòng ngừa
Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Tại Bệnh viện Thu Cúc, điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp với hơn 30 năm kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến giúp bệnh nhân hồi phục sớm, giảm thiểu các biến chứng sức khỏe.
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
– Massage toàn thân đặc biệt là lưng và cổ, khi làm việc ngồi, đứng, cúi lâu sau 1 giờ cần nghỉ, thay đổi tư thế.
– Lao động vừa sức mình tránh tình trạng gây gánh nặng quá tải lên cột sống, đĩa đệm.
– Không sử dụng lực cơ học đột ngột mà phải san sẻ lực từ từ, làm việc đúng tư thế. Tư thế lao động đúng là tư thế cột sống thẳng, kể cả khi mang vác những vật nhẹ, khi bưng bê, khi thực hiện các công việc trong sinh hoạt như, giặt giũ, bế trẻ em, thậm chí là lái ô tô…
– Chế độ làm việc hợp lý, để điều hòa sự “lao động” và hồi phục của đĩa đệm. Theo ước tính, đĩa đệm chỉ chịu được trọng tải trong 2 giờ là tối đa, và nó cần 15 – 20 phút nghỉ ngơi để tái hấp thu “dịch phục hồi”.
>>>>>Xem thêm: Điều trị rách sụn chêm kịp thời hiệu quả tránh biến chứng
Khám sức khỏe cơ xương khớp định kỳ ít nhất 1 – 2 lần 1 năm để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh lý xương khớp hiệu quả.
– Khám sức khỏe định kỳ tổng quát để được bác sĩ kiểm tra chẩn đoán tình hình sức khỏe cơ xương khớp và tư vấn hiệu quả.
Ngay khi có bất thường ở cột sống thắt lưng, cần đi khám sớm để được xử trí kịp thời, tránh để bệnh diễn tiến nặng ảnh hưởng đến khả năng điều trị cũng như sức khỏe về lâu dài.
Nếu còn thắc mắc nào về thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.