Thoát vị đĩa đệm nội xốp là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cúi, xoay người, cầm nắm… Cùng tìm hiểu về dạng thoát vị đĩa đệm này qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Thoát vị đĩa đệm nội xốp: Những điều cần biết
1. Thoát vị đĩa đệm nội xốp là gì?
Thoát vị đĩa đệm nội xốp là một dạng thoát vị đĩa đệm đặc biệt. Đặc trưng của dạng thoát vị này là tình trạng phần bao xơ bên ngoài các đĩa đệm nằm giữa các đốt xương cột sống bị rách, nhưng phần nhân nhầy đĩa đệm không chèn ép dây thần kinh mà theo vết rách chảy vào ống sống, đè nén lên mô xốp ở bên trong.
Thoát vị nội xốp hình thành do sự suy thoái của tủy sống ở trong đĩa đệm tuy nhiên không phát triển thành ổ thoát vị mà tạo thành vết nứt xuyên tâm từ nhân đến vành khuyên, gây rách vành khuyên và kích thích dây thần kinh.
2. Các cấp độ thoát vị nội xốp
Loại thoát vị này được chia ra thành 4 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Vết rách có hình khuyên, kéo dài 1/3 bên trong của đĩa đệm. Lúc này vết rách mới hình thành, bệnh nhân chưa cảm thấy đau.
Cấp độ 2: Vết rách đã lớn hơn, kéo dài đến 1/3 giữa của đĩa đệm. Cơn đau ở cấp độ đã có này chưa rõ rệt. Người bệnh có thể hơi đau nhẹ hoặc mỏi ở vị trí thoát vị.
Cấp độ 3: Vết rách tiếp tục lan rộng, kéo dài đến 1/3 bên ngoài của đĩa đệm. Những cơn đau trở nên rõ rệt hơn do tình trạng chèn ép rễ thần kinh.
Cấp độ 4: Cấp độ này có đặc điểm tương tự như cấp độ 3, nhưng những lúc này trở nên dữ dội hơn và lan rộng ra ngoài đĩa đệm.
Thoát vị nội xốp được chia làm 4 cấp độ.
3. Nguyên nhân phổ biến gây thoát vị nội xốp đĩa đệm
3.1 Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm nội xốp
Căn bệnh này thường là kết quả của sự lão hóa. Khi cơ thể già đi, chức năng của đĩa đệm bị suy yếu và gây ra các vết nứt. Theo nhiều thống kê y tế, đối tượng chủ yếu của thoát vị nội xốp là người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người trẻ cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh này nếu có lối sống không lành mạnh hoặc không vận động thể chất thường xuyên.
3.2 Thoái hóa cột sống
Các chuyên gia cho biết thoát vị nội xốp đĩa đệm dễ dàng xảy ra hơn ở các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống và tạo ra các nốt schmorl. Các nốt này là phần lồi ra của mô mềm đĩa đệm. Các vị trí thường gặp của các nốt schmorl là ở đốt sống vùng ngực hoặc vùng thắt lưng.
3.3 Thừa cân, béo phì
Nếu trọng lượng cơ thể quá lớn hoặc mất cân đối, cột sống có thể chịu nhiều áp lực hơn so với bình thường. Các đĩa đệm cũng luôn trong tình trạng căng thẳng, dễ rách vỡ.
3.4 Vận động quá sức có thể gây thoát vị đĩa đệm nội xốp
Những người thường xuyên phải dùng nhiều đến thể lực như công nhân xây dựng, người bốc vác hàng hóa, vận động viên, nhân viên văn phòng… có nguy cơ cao mắc bệnh về xương khớp vùng lưng cao hơn bình thường.
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Thường xuyên bê vác vật nặng, vận động quá sức dễ gây thoát vị đĩa đệm dạng nội xốp.
3.5 Chấn thương
Các chấn thương đột ngột do tai nạn giao thông, vận động sai tư thế có thể khiến cột sống bị tổn thương và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của đĩa đệm.
3.6 Nghiện thuốc lá
Những người nghiện thuốc lá thường có hàm lượng oxy trong máu thấp hơn so với người bình thường. Điều này khiến đĩa đệm không đủ được nuôi dưỡng đầy đủ, nhanh bị xơ rách và hao mòn.
3.7 Một số nguyên nhân khác
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, nằm hoặc ngồi sai tư thế, di truyền, mang thai… có thể là những yếu tố tác động gây thoát vị nội xốp đĩa đệm.
4. Triệu chứng bệnh thoát vị dạng nội xốp
Thoát vị nội xốp đĩa đệm có thể gây ra một số các triệu chứng dưới đây:
– Đau cố định tại một vị trí: Nếu thoát vị thông thường có thể gây đau đớn ở những khu vực dây thần kinh bị chèn ép bởi nhân nhầy địa đệm, thì cơn đau của thoát vị dạng nội xốp chỉ xảy ra cố định tại một vị trí. Vị trí đau phổ biến nhất là ở vùng lưng nằm sau lồng ngực và thắt lưng. Khi người bệnh di chuyển, hắt hơi hoặc ho, cảm giác đau có thể trở nên tồi tệ hơn.
– Sưng tấy hoặc nóng rát: Nếu phần nhân nhày đĩa đệm xảy ra tình trạng viêm nhiễm, người bệnh có thể cảm thấy sưng tấy hoặc nóng rát tại khu vực lưng bị ảnh hưởng.
– Mệt mỏi và yếu sức: Những cơn đau kéo dài dai dẳng có thể khiến chất lượng giấc ngủ của người bệnh không được đảm bảo, gây ra tình trạng mệt mỏi, xanh xao, yếu sức ở cơ bắp.
5. Thoát vị nội xốp đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị nội xốp nếu được phát hiện sớm có thể áp dụng các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng và kiểm soát bệnh. Ngược lại, nếu phát hiện muộn tình trạng này có thể gây ra hội chứng chùm đuôi ngựa – tình trạng đĩa đệm thoát vị chèn ép lên tất cả các ống sống, đặc biệt là cuối tủy sống ở khu vực gần thắt lưng. Lúc này, các dây thần kinh tủy sống sẽ bị viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ bại liệt, có thể bệnh nhân phải can thiệp phẫu thuật để điều trị.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng de quervain là gì? Nguyên nhân và điều trị
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện thoát vị nội xốp.
6. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm dạng nội xốp
Nếu có các biểu hiện nghi ngờ, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám lâm sàng. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu như:
– Chụp X-quang: Nhằm tìm kiếm các tổn thương bên trong cột sống.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này nhằm đánh giá những tổn thương của đĩa đệm, xác định là thoát vị nội xốp hay thoát vị đĩa đệm đơn thuần.
– Chụp cắt lớp vi tính CT: Phương pháp chẩn đoán mang tính hỗ trợ, giúp đánh giá chính xác mức độ tổn thương của dây thần kinh, đĩa đệm và các mô trong đốt sống.
7. Điều trị thoát vị đĩa đệm dạng nội xốp
Đây là một dạng tình trạng thoái hóa nên không có cách nào chữa dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này. Việc điều trị chỉ có thể giúp cải thiện triệu chứng đau, sưng và ngăn ngừa thoát vị tiến triển nặng hơn.
Các phương pháp điều trị gồm:
– Điều trị bằng thuốc
Thường dùng nhất là thuốc chống viêm không steroid, paracetamol, thuốc giãn cơ hoặc opioid… Thuốc được kê theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ thời gian và liều lượng uống thuốc.
– Vật lý trị liệu
Phương pháp này sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, phục hồi chức năng của vùng xương khớp bị tổn thương, thường ưu tiên sử dụng cho các bệnh nhân có bệnh lý về xương khớp nói chung.
– Can thiệp, phẫu thuật
Tiêm steroid, liệu pháp điện nhiệt hoặc giảm tần số vô tuyến bên trong (IDET) là những thủ thuật can thiệp thường được sử dụng trong điều trị thoát vị dạng này.
Trong khi đó phẫu thuật thường được áp dụng nhằm hợp nhất các đốt sống khi các đĩa đệm vỡ ra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.