Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh những điều phụ huynh cần nắm rõ

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là một dị tật khá phổ biến, thường hay gặp ở trẻ sinh non nhẹ cân. Tỷ lệ gặp ở bé gái mắc nhiều hơn bé trai. Thoát vị rốn xảy ra khi tổ chức hay một phần nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường của chúng trong cơ thể và tạo thành một khối lồi tại vùng rốn, dân gian thường hay gọi là tật “rốn lồi”.

Bạn đang đọc: Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh những điều phụ huynh cần nắm rõ

Vì sao con bị thoát vị rốn?

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh những điều phụ huynh cần nắm rõ

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh được hiểu rằng: trẻ sinh ra với dây rốn gắn ở bụng, dây này đưa các chất dinh dưỡng tới nuôi bé trong suốt thời gian con nằm trong bụng mẹ. Dây rốn sẽ được cắt ngay sau khi bé chào đời. Trong khoảng 1-2 tuần sau khi sinh, cuống rốn sẽ teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn của trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua sẽ tự đống lại khi bé lớn lên. Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.

Theo nghiên cứu, thoát vị rốn chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non nhẹ cân. Có khoảng 75% trẻ sơ sinh có cân nặng khi sinh dưới 1,5kg bị thoát vị rốn. Hầu hết các trường hợp thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự đóng khi trẻ được 3-4 tuổi, nhưng cũng có những trẻ 5-6 tuổi mới hết thoát vị rốn.

Trong trường hợp không tự đóng được, có thể cần can thiệp phẫu thuật.

Làm thế nào để biết bé bị thoát vị rốn?

Để biết bé có bị thoát vị rốn hay không, bạn có thể kiểm tra bằng cách nhìn vào rốn của bé nếu thấy một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn, sau đó hãy ấn thật nhẹ nhàng lên vùng rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi bé khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi bé ngồi dậy. Khối lồi này có thể nhỏ đi hoặc biến mất khi bé thư giãn. Thoát vị rốn thường không gây đau, ít khi gây ra các biến chứng.

Tuy nhiên, một số trường hợp thoát vị rốn do một đoạn quai ruột có thể bị kẹt trong khối thoát vị và không thể đẩy ngược trở lại ổ bụng. Máu tới đoạn quai ruột đó ít đi, gây đau ở vùng rốn và tổn thương mô ruột. Nguy hiểm hơn, đoạn ruột có thể bị nghẹt trong quá trình phát triển của trẻ, hoàn toàn không nhận được máu dẫn tới hoại tử. Và nhiễm trùng có thể lan tỏa trong ổ bụng, gây đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị viêm phế quản

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh những điều phụ huynh cần nắm rõ

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?

Phần lớn các trường hợp trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn các bác sĩ khuyên mẹ không nên làm gì vì đa số các trường hợp thoát vị rốn ở trẻ nhỏ sẽ tự khỏi khi bé được 1 tuổi. Vì khi này thành bụng của bé khỏe hơn và có thể đóng kín lỗ hổng thành bụng, thoát vị sẽ tự mất đi.

Trong một số trường hợp, thoát vị chỉ mất đi sau khi trẻ được 4-6 tuổi. Khi thăm khám, các bác sĩ có thể dễ dàng đẩy khối thoát vị vào ổ bụng, nhưng tuyệt đối bạn không nên cố gắng tự làm điều này, hãy đưa con đến khám với bác sĩ nhi khoa để bác sĩ xử trí cho bé an toàn.

Sai lầm khi xử trí thoát vị rốn ở trẻ em – Cần bỏ ngay!

Bằng kinh nghiệm dân gian một số người truyền tai nhau dùng băng dính dán đồng xu lên vùng thoát vị sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Vì họ cho rằng việc dùng băng dính, đồng xu hoặc các loại băng ép đặt lên vùng thoát vị rốn có thể giúp làm nó nhỏ đi. Điều này là KHÔNG ĐÚNG. Thậm chí điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc cản trở dòng máu tới nuôi tổ chức bên trong khối thoát vị. Phụ huynh tuyệt đối không nên làm điều này, hãy cho con đi khám với bác sĩ Nhi khoa để bé được kiểm tra và xử trí đúng cách, mẹ đừng quá lo!

Khi nào cần đưa bé đến cơ sở y tế?

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh những điều phụ huynh cần nắm rõ

>>>>>Xem thêm: Cách nhận biết trẻ bị cảm lạnh và những thuốc có thể dùng cho trẻ

Trẻ có các dấu hiệu sau đây mẹ nên cho con đến khám với bác sĩ Nhi khoa ngay:

  • Khóc ngằn ngặt hoặc tỏ ra đau đớn
  • Bụng bé có vẻ to hơn, tròn hơn, “đầy” hơn bình thường.
  • Vùng da trên khối thoát vị của con trở nên sưng nề và đỏ.
  • Bé có biểu hiện sốt, nôn, khó đi ngoài hoặc hoàn toàn không đi ngoài được.
  • Có máu trong phân, …

Khi có các biểu hiện này, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh khi nào cần phẫu thuật?

Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp trẻ bị thoát vị rốn khi khối thoát vị rất lớn và trẻ cảm thấy đau đớn hoặc khối thoát vị bị nghẹt hoặc to lên khi bé được 1-2 tuổi.

Nếu con bạn có biểu hiện bị thoát vị rốn, mẹ có thể cho bé đến khám tại Chuyên khoa Nhi Thu Cúc. Các bác sĩ Nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ thăm khám tận tình và xử trí an toàn nhất cho con.

Nếu cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám với các bác sĩ Nhi khoa tại Thu Cúc, phụ huynh chỉ cần liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *