Thời gian cúm A ủ bệnh trong bao lâu?

Trước khi khởi phát các dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh sẽ trải qua thời gian virus cúm A ủ bệnh. Trong giai đoạn này người bệnh thường chưa có dấu hiệu của bệnh nên khó nhận biết. Vậy cúm A ủ bệnh trong bao lâu?

Bạn đang đọc: Thời gian cúm A ủ bệnh trong bao lâu?

1. Virus cúm A lây lan như thế nào?

Trong tất cả các loại cúm thì cúm A là nguy hiểm nhất và có nhiều chủng nhất. Bệnh có thể lây truyền cho người khỏe mạnh rất nhanh chóng thông qua giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi giữa người lành và người bệnh.

Điều đặc biệt là các chủng virus cúm A có khả năng tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài. Chẳng hạn như virus cúm A tồn tại ở các dụng cụ, đồ vật trong gia đình trong khoảng 48 tiếng, trong lòng bàn tay khoảng 5 phút, trên quần áo khoảng 8 đến 12 tiếng. Nguy hiểm hơn nữa là loại virus này có thể sống đến 4 ngày với điều kiện nhiệt độ 22 độ C và tồn tại đến 30 ngày nếu nhiệt độ nước là 0 độ C. Tuy nhiên, loại virus này có thể được loại bỏ khi tiếp xúc với một vài dung dịch sát khuẩn.

Vì cơ chế lây bệnh nhanh chóng nên cúm A rất dễ phát triển thành dịch trên diện rộng. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em, phụ nữ mang thai và người già. Tuy nhiên những người khỏe mạnh cũng hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm nếu chẳng vô tình tiếp xúc với nguồn lây.

Nguy cơ lây bệnh cúm A sẽ tăng lên nhanh chóng khi người bệnh có những thói quen như: Bệnh nhân không cách ly, không đeo khẩu trang, không dùng khăn hoặc tay che miệng khi hắt hơi và ho,… chính những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát tán và lây nhiễm sang người khác. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình với nhau cũng rất dễ lây lan khi dùng chung một số đồ vật cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… đều có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm virus.

Thời gian cúm A ủ bệnh trong bao lâu?

Cúm A có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 1- 4 ngày

2. Virus cúm A ủ bệnh trong bao lâu?

Vậy cúm A ủ bệnh trong bao lâu? Thực tế khi người lành tiếp xúc với người bệnh, virus cúm A khi đi vào cơ thể sẽ không khởi phát bệnh ngay mà sẽ trải qua thời gian ủ bệnh. Thông thường thời gian này sẽ mất khoảng 1 đến 5 ngày, tùy theo từng người mà thời gian trên có thể nhanh hoặc chậm hơn. Tuy nhiên, kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân đã có thể lây truyền bệnh sang người khác mà không hề hay biết.

Khi trải qua thời gian ủ bệnh, người mắc bệnh cúm A sẽ có một vài dấu hiệu điển hình sau đây:

– Cơ thể bắt đầu bị sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt

– Người có cảm giác mệt mỏi, đau nhức phần cơ chân, tay

– Người bệnh có thể ho khan kèm theo đó là cổ họng đỏ, sưng khi ăn uống cảm thấy đau khi nuốt

– Đối với trẻ nhỏ thì con có thể sốt li bì, người mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh…

Ngoài ra, tùy theo thể trạng mỗi người mà những dấu hiệu trên có thể thay đổi. Tuy nhiên về cơ bản, những triệu chứng của cúm A đều khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhức. Lúc này nếu không được can thiệp kịp thời bệnh rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Thời gian cúm A ủ bệnh trong bao lâu?

Khi bị cúm A trẻ thường có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi

3. Khi mắc cúm A nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?

Khi được xác định mắc cúm A, người bệnh có thể tham khảo một vài cách xử lý sau:

3.1 Khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Cúm A có thể gây ra những biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi mắc cúm A người bệnh cần được tới các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tư vấn về hướng điều trị sao cho đảm bảo an toàn nhất. Khi được điều trị đúng cách, cúm A sẽ nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau 3- 5 ngày và khả năng gây ra biến chứng gần như rất thấp.

3.2 Chủ động cách ly

Nếu có dấu hiệu nhiễm cúm A người bệnh cần được cách ly tại phòng riêng để tránh lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.

Phòng cách lý nên đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu cũng như sức khỏe mau chóng được hồi phục.

3.3 Nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất

Khi ốm người bệnh thường cảm thấy rất mệt mỏi, lúc này nên ưu tiên thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tránh làm việc căng thẳng trong thời gian mắc bệnh.

Còn về chế độ dinh dưỡng nên ăn đủ chất, uống nhiều nước. Nếu bị đau họng, khó ăn có thể bổ sung đồ mát, đồ nấu lỏng, dễ tiêu. Không nên ăn những đồ cay nóng, khó tiêu. Một chế độ ăn đủ chất trong thời gian này sẽ giúp cơ thể khỏe lại, tăng khả năng đề kháng chống lại virus.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh

Thời gian cúm A ủ bệnh trong bao lâu?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với người cúm A

3.4 Điều trị triệu chứng tại nhà

Trong thời gian điều trị cúm A tại nhà, người bệnh hàng ngày nên súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn họng. Với biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi, nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm thông thoáng đường thở. Có thể xông hơi bằng tinh dầu sả, chanh, giúp người bệnh nhanh chóng cảm thấy dễ chịu đồng thời giảm các triệu chứng cúm.

Trong trường hợp mắc bệnh cúm A nhẹ và có biện pháp điều trị kịp thời thì chỉ sau 5 tới 7 ngày người bệnh sẽ khỏi bệnh. Ngược lại nếu người bệnh cảm thấy mệt, khó thở, nôn, không ăn uống, sốt kéo dài không đáp ứng thuốc hạ sốt. Trẻ dưới 2 tuổi hoặc người già trên 65 tuổi mắc cúm A thì nên đưa tới các cơ sở y tế để được thăm khám trong thời gian sớm nhất. Tránh để lâu bệnh có nguy cơ gây ra những biến chứng không đáng có.

4. Những loại thuốc có thể dùng trong điều trị cúm A?

Khi mắc bệnh cúm A người bệnh có thể kết hợp dùng thêm thuốc để bệnh nhanh chóng được thuyên giảm. Một vài loại thuốc mà người mắc bệnh cúm A có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng như:

4.1 Thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus khi đi vào cơ thể có vai trò chống lại hoặc ức chế, kìm hãm sự phát triển của virus cúm A. Hiện nay, một vài loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: Zanamivir (Relenza), oseltamivir (Tamiflu)… Tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý rằng, thuốc kháng virus chỉ được sử dụng trong trường hợp bác sĩ chỉ định dựa trên thăm khám, xét nghiệm. Điều này giúp tăng hiệu quả điều trị đồng thời ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

4.2 Thuốc hạ sốt

Người mắc cúm A thường sốt rất cao, lúc này người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, không dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin. Thuốc hạ sốt phải dùng đúng với liều lượng theo độ tuổi và cân nặng để có được kết quả tốt nhất.

4.3 Thuốc trị ho

Nếu ho do cúm A khiến người bệnh mệt mỏi, đau họng, khó thở có thể dùng thêm các viên ngậm trị ho bằng thảo dược hoặc dùng siro ho thảo dược cho trẻ em. Chú ý, không nên dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm cúm cho trẻ dưới 6 tuổi.

Thời gian cúm A ủ bệnh trong bao lâu?

>>>>>Xem thêm: Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?

Khi trẻ bị cúm A cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng thuốc

4.4 Thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi có công dụng chính trong việc làm sạch chất nhầy trong mũi, thông thoáng đường thở. Khi dùng thuốc xịt mũi cần đọc kỹ hướng dẫn về số lần xịt, tránh lạm dụng có thể ảnh hưởng tới mũi

Mặc dù những loại thuốc trên chỉ có vai trò trong hỗ trợ người mắc cúm A, tuy nhiên để đảm bảo an toàn người bệnh vẫn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có được những chỉ định phù hợp.

Hy vọng với những chia sẻ về cúm A ủ bệnh trong bao lâu và cách nhận biết dấu hiệu người mắc cúm A, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mà cũng như cần làm gì để có được sức khỏe tốt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *