Khám thai định kì là việc làm quan trọng, mẹ bầu cần đi khám theo đúng các mốc thai quan trọng để bác sĩ kiểm tra và đánh giá được sức khỏe thai nhi. Đối với các mẹ bầu tham gia bảo hiểm xã hội, bạn được hưởng chế độ thai sản trong các lần khám thai của mình. Vậy 1 tháng được nghỉ khám thai mấy lần?
Bạn đang đọc: Thời gian được nghỉ trong 1 tháng để đi khám thai định kì
1. Giải đáp: 1 tháng được nghỉ khám thai mấy lần?
Độ tuổi sinh sản của phụ nữ từ 20 – 45 tuổi. Đây là độ tuổi bạn vẫn lao động, làm việc tại các doanh nghiệp. Vì thế việc mang thai và xin nghỉ có được hưởng lương theo chế độ của Luật bảo hiểm xã hội được rất nhiều chị em quan tâm.
Vậy trước câu hỏi 1 tháng được nghỉ khám thai mấy lần, bạn cần nắm rõ được Luật thai sản của Việt Nam. Theo quy định tại điều 32, Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành năm 2014 có ghi cụ thể trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ tổng cộng 5 ngày để thực hiện việc khám thai định kì.
Mẹ bầu được nghỉ khám thai tổng cộng 5 lần hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trong suốt thai kì
Trong trường hợp lao động cách xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc thai kì có vấn đề thì sẽ được nâng số ngày nghỉ lên 2 ngày / lần khám thai. Trong quá trình nghỉ khám thai, lao động vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi của Luật bảo hiểm xã hội.
Vậy bạn có thể hiểu theo quy định các mẹ bầu có tổng 5 ngày nghỉ tất cả, mỗi lần khám được nghỉ 1 ngày, trường hợp đặc biệt như nêu trên sẽ được nghỉ 2 ngày / lần.
Vậy nếu bạn muốn nghỉ khám thai và được hưởng quyền lợi bảo hiểm thai sản cần phân bổ thời gian hợp lý để sử dụng 5 ngày nghỉ trong suốt thai kì. Luật của Việt Nam không chia nhỏ số lần khám thai theo từng tháng, mẹ bầu nên chú ý điều này.
2. Khám thai định kì có bao nhiêu mốc? Có quan trọng không?
Trong quá trình mang thai, sức khỏe của người mẹ có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cũng như quá trình sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc con sau này.
Việc khám thai định kì sẽ giúp cho mẹ bầu và thai nhi được chăm sóc toàn diện hơn. Thai phụ sẽ được trang bị những thông tin và kiến thức cần thiết, cũng như biết đến những yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi và cách phòng tránh chúng.
Tìm hiểu thêm: Cách chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung
Mẹ bầu nên đi khám thai định kì để thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát dị tật thai từ sớm
Khám thai định kỳ giúp cho người mẹ cũng như bác sĩ có thông tin chi tiết về sự phát triển của thai nhi cho thai phụ và gia đình nắm rõ. Đồng thời, khám thai định kì còn đi kèm các xét nghiệm để tầm soát sớm dị tật thai.
Ngoài ra, khám thai định kỳ cũng giúp xác định các yếu tố nguy cơ bệnh tật có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai như cao huyết áp, tiểu đường và sẽ có biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời.
Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ đánh giá xem chế độ dinh dưỡng của người mẹ đã hợp lý chưa và cần bổ sung những khoáng chất nào để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và sức khỏe tổng thể của người mẹ.
Việc thực hiện khám thai định kỳ không chỉ giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi mà còn mang lại sự an tâm và tự tin cho người mẹ trong quá trình mang thai. Nó cũng tạo điều kiện cho bác sĩ để phát hiện sớm và giải quyết các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra, từ đó đảm bảo sự an toàn và thành công cho quá trình mang thai và sinh đẻ trong tương lai.
3. Các mốc khám thai định kỳ mẹ bầu cần nhớ rõ
Khám thai lần đầu khi thai ở tuần thứ 8-11 là lần khám quan trọng đầu tiên đối với các mẹ bầu. Tại thời điểm này sẽ xác định chính xác con đã vào “tổ” hay chưa, thậm chí tại tuần 8, 9 thai kì bác sĩ sẽ đo được tim của thai nhi. Đây là mốc khám mà mẹ bầu không nên bỏ qua.
Lần này sẽ được thực hiện các siêu âm để xác định vị trí, đánh giá tình trạng của túi thai, xem thai có đang tiến triển bình thường hay không. Các xét nghiệm cũng được làm để đánh giá sức khỏe tổng thể của thai phụ.
Từ tuần thai thứ 12-15 sẽ là lần thứ 2. Ngoài các bước siêu âm, khám thai tiêu chuẩn, thai phụ có thể làm các xét nghiệm Double test để sàng lọc dị tật.
Cứ khoảng 4 tuần một lần, bao gồm các mốc khám thai cụ thể như sau:
– Khám thai lần 3: 16-18 tuần.
– Khám thai lần 4: 22-24 tuần.
– Khám thai lần 5: 25-29 tuần.
– Khám thai lần 6: 30-32 tuần.
– Khám thai lần 7: 36-37 tuần.
Sau mốc khám thai lần 7, mỗi 1 – 2 tuần mẹ sẽ được chỉ định đi khám lại. Thậm chí có những mẹ gặp nhiều vấn đề trong thai kì, gần dự sinh mẹ sẽ cần đi khám cách 2 – 3 ngày 1 lần để bác sĩ theo dõi sát tình trạng sức khỏe, chỉ định phương pháp sinh nở phù hợp.
Trong các tuần khám thai này, mẹ bầu sẽ được thực hiện siêu âm 2D, 5D theo dõi sự phát triển hình thái thai, đồng thời thực hiện các xét nghiệm phù hợp với từng giai đoạn tuổi thai.
Mẹ bầu cần chú ý mốc tuần thai từ 20 trở đi sẽ thực hiện tiêm vắc xin uốn ván mũi đầu tiên trong thai kì. Mốc khám thai tuần 25 sẽ tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kì. Đây là những mốc khám quan trọng bên cạnh việc xét nghiệm máu, nước tiểu, mẹ cần chú ý để thực hiện đầy đủ các hạng mục khám thai cần thiết.
Nếu mẹ bầu đăng kí thai sản trọn gói tại Thu Cúc TCI, các mốc khám thai định kì sẽ được vạch rõ lộ trình cùng các hạng mục khám để mẹ theo dõi. Đồng thời, trước mỗi buổi khám mẹ bầu sẽ được gửi tin nhắn thông báo về số điện thoại đã đăng kí để đảm bảo mẹ không quên lịch khám của mình.
4. Những lưu ý cần biết khi đi khám thai lần đầu
Trong việc đi khám thai lần đầu, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo quá trình khám diễn ra hiệu quả và an toàn:
– Chuẩn bị câu hỏi và thắc mắc: Trước khi đi khám, hãy chuẩn bị những câu hỏi và thắc mắc của bạn trong thời gian thai kì vừa qua. Bạn có thể liệt kê chúng trên giấy hoặc ghi chú lại để hỏi bác sĩ khi được tư vấn.
>>>>>Xem thêm: Khám tổng quát ung thư ở đâu tốt và một số lưu ý bạn nên biết
Mẹ bầu đi khám thai nên chuẩn bị các câu hỏi để nhờ bác sĩ giải đáp chi tiết
– Uống nước trước khi siêu âm thai: Khoảng 1 tiếng trước khi thực hiện siêu âm thai, hãy uống 1 cốc nước để giúp thai nhi hiện hình ảnh rõ hơn trên màn hình siêu âm. Điều này giúp bác sĩ quan sát và đánh giá thai nhi một cách dễ dàng hơn.
– Giữ lại kết quả khám: Hãy giữ lại kết quả khám thai của lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho các lần khám sau. Các kết quả này có thể hữu ích trong việc đánh giá sự phát triển của thai nhi và theo dõi sức khỏe của bạn trong suốt quá trình mang thai.
Những lưu ý trên sẽ giúp bạn có một lần khám thai đầu tiên hiệu quả và mang lại sự an tâm trong việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
Trên đây bài viết đã cung cấp các thông tin hữu ích về chủ đề 1 tháng được nghỉ đi khám thai mấy lần? Nếu bạn đọc còn câu hỏi hoặc muốn đăng kí thai sản trọn gói tại Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin để chúng tôi hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.