Thống kinh là hiện tượng mà rất nhiều chị em ở độ tuổi sinh đẻ gặp phải. Vậy thống kinh có nguy hiểm không trong khi nó rất phổ biến? Có cách nào để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng của thống kinh? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Thống kinh có nguy hiểm không?
Thống kinh là gì?
Thống kinh là hiện tượng đau dữ dội khi hành kinh. Thông thường trong kỳ kinh nguyệt, chị em nào cũng sẽ có những triệu chứng đau tức, mệt mỏi do tử cung co bóp tống máu kinh ra ngoài, nhưng mức độ ở mỗi người sẽ khác nhau. Đau bụng kinh được gọi là thống kinh khi những cơn đau bụng lan tỏa ra cột sống, xuống đùi, đau toàn bụng, đau lưng, tức ngực, buồn nôn… Mức độ đau dữ dội khiến chị em không hoạt động được. Thống kinh có thể xảy ra trước, trong và sau khi hành kinh.
Thống kinh ảnh hưởng rất nhiều đến công việc học tập, lao động của chị em.
Thống kinh được chia làm 2 loại là:
Thống kinh nguyên phát: xuất hiện ngay từ lần đầu hành kinh và nguyên nhân là do prostaglandin – một nhóm axit béo không bão hòa tiết ra từ nội mạc tử cung, có đặc tính như hormone. Prostaglandin kích thích các cơn co tử cung khiến chị em bị đau bụng dữ dội.
Thống kinh thứ phát: có thể do các nguyên nhân bệnh lý gây ra như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung…
Thống kinh có nguy hiểm không?
Thống kinh nguyên phát không gây nguy hiểm đến sức khỏe của chị em nhưng lại ảnh hưởng nhiều đếu đời sống, sinh hoạt. Vì vậy, chị em cần đến các loại thuốc hỗ trợ giảm đau mỗi khi đến chu kỳ.
Nhưng thống kinh thứ phát, như đã nêu ở trên, có thể do bệnh lý gây ra. Vì vậy, khi bị đau bụng kinh dữ dội, chị em cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Nếu để tình trạng thống kinh kéo dài không chỉ việc học tập, lao động của chị em bị ảnh hưởng mà khả năng sinh sản cũng bị đe dọa.
Tham khảo bài đọc sau: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
Thống kinh thứ phát có thể do bệnh lý gây ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho chị em.
Điều trị thống kinh
Đối với thống kinh nguyên phát, chị em sẽ được chỉ định uống một số loại thuốc giảm đau như sau:
Thuốc nội tiết sinh dục nữ: có chứa hormone progesteron và estrogen giúp ức chế sự sản xuất prostaglandin, làm nội mạc tử cung kém phát triển, giảm đau bụng khi hành kinh. Điển hình nhất của thuốc nội tiết này là thuốc tránh thai. Chị em có thể mua ở bất cứ nhà thuốc nào và hiệu quả giảm thống kinh nguyên phát rất tốt. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc này chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ bởi cơ chế của thuốc là ức chế sự rụng trứng để làm giảm prostaglandin.
Thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin: nếu chị em không muốn dùng thuốc tránh thai tổng hợp, không có bệnh dạ dày thì có thể dùng các loại thuốc ức chế prostaglandin như ibuprofen, naproxen, mefenamic acid, indomethacin. Đây là những thuốc chống viêm, giảm đau không steroid, có tác dụng làm giảm co thắt tử cung trong kỳ hành kinh rất tốt. Chị em nên uống trước hoặc ngay khi bắt đầu hành kinh để thuốc phát huy tác dụng.
Chậm kinh bao lâu thì biết có thai?
Tìm hiểu thêm: Viêm tiểu khung và những điều cần biết
Thuốc tránh thai có tác dụng điều trị thống kinh.
Thuốc làm giảm co thắt, giãn cơ như alverin, drotaverin, spasfon… cũng giúp điều trị đau bụng kinh.
Ngoài ra, nếu chị em nào ngưỡng chịu đau thấp thì có thể dùng thuốc an thần, canxi, vitamin D2, D3, vitamin C để giảm kích thích. Quan trọng là chị em cần rèn luyện cơ thể để ngưỡng chịu đau tăng dần.
Chị em cũng có thể sử dụng các loại thảo dược giúp giảm đau khi hành kinh như cây ích mẫu, cây ngải cứu, hương phụ, hồng hoa, tinh chất mầm đậu nành.
>>>>>Xem thêm: Ra máu trước kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách xử trí
Ngoài ra có nhiều loại thảo mộc cũng giúp giảm cơn đau bụng kinh, chị em có thể tham khảo.
Nếu bị thống kinh thứ phát, chị em cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân bị thống kinh và điều trị kịp thời. Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng thống kinh và một số biện pháp khắc phục tình trạng này. Nếu chị em còn thắc mắc về bệnh, hãy liên hệ tới đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ.
Xem thêm
- Thống kinh nguyên phát là gì?
- Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng
- Cách làm chậm kinh nguyệt 1 tuần
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.