Viêm đại tràng vi thể là bệnh có khả năng di truyền cao, gây tiêu chảy mãn tính và những cơn đau bụng khó chịu. Phát hiện bệnh sớm giúp việc điều trị dễ dàng hơn, không gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Bạn đang đọc: Thông tin cần biết về viêm đại tràng vi thể
1. Viêm đại tràng vi thể là gì?
Viêm đại tràng vi thể là bệnh xảy ra khi có sự sưng tất và nhiễm trùng ở ruột già gây đau quặn bụng và tiêu chảy mạn. Sở dĩ gọi là vi thể vì vùng viêm quá nhỏ, mắt thường hay nội soi không thể nhìn thấy được mà cần kiểm tra thông qua kính hiển vi.
Bệnh đại tràng vi thể bao gồm 2 dạng:
– Viêm đại tràng collagen: Khi soi dưới kính hiển vi thấy mô đại tràng xuất hiện lớp collagen dày
– Viêm đại tràng tăng lympho bào: Soi dưới kính hiển vi thấy nhiều bất thường ở tế bào bạch cầu lympho trong mô đại tràng.
Viêm đại tràng do vi thể
2. Nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ viêm đại tràng do vi thể
Nguyên nhân dẫn đến đại tràng vi thể chủ yếu do:
– Sử dụng một số loại thuốc làm kích ứng niêm mạc ruột
– Mắc một số bệnh khiến hệ miễn dịch bị yếu
– Niêm mạc ruột già bị kích ứng do độc tố của một số loại virus, vi khuẩn
Yếu tố làm tăng nguy cơ đối với đại tràng vi thể
– Giới tính và độ tuổi: Nữ giới có khả năng cao mắc bệnh đại tràng vi thể hơn nam giới. Người ở độ tuổi 50-70 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
– Hệ thống miễn dịch gặp vấn đề: Các trường hợp viêm khớp dạng thấp, viêm giáp tự miễn, celiac… gây rối loạn tự miễn dẫn đến bệnh
– Hút thuốc nhiều: Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa hút thuốc với bệnh đại tràng vi thể, đặc biệt là ở độ tuổi 16-44 tuổi.
– Một số loại thuốc sử dụng có khả năng làm tăng nguy cơ bệnh đại tràng vi thể là: Paracetamol, aspirin, ibuprofen, acarbose, carbamazepine…
3. Triệu chứng của bệnh
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đại tràng vi thể bao gồm:
– Tiêu chảy mạn tính
– Đau bụng, đầy hơi
– Sụt cân
– Buồn nôn
– Đi tiêu không tự chủ
– Mất nước
Nên đi khám bác sĩ khi bị tiêu chảy kéo dài vài ngày. Việc chẩn đoán chính xác sẽ giúp khả năng điều trị có thành công cao hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng bệnh chủ yếu là tiêu chảy liên tục
4. Chẩn đoán viêm đại tràng vi thể
4.1 Xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng vi thể
– Nội soi đại tràng là bước thăm dò quan trọng trong chẩn đoán đại tràng vi thể. Khi tiến hành nội soi đại tràng, cần chú ý phát hiện tổn thương niêm mạc đại tràng và sinh thiết nhiều mảnh ở các đoạn đại tràng.
– Soi hậu môn và tràng Sigma: Xét nghiệm tương tự nội soi đại tràng, nhưng thay vì xem toàn bộ đại tràng, việc soi hậu môn và tràng Sigma cho phép bác sĩ quan sát bên trong trực tràng và hầu hết đại tràng Sigma – Tương đương khoảng 61cm của ruột già.
– Sinh thiết 2 mảnh tại mỗi đoạn đại tràng có thể giúp chẩn đoán mô bệnh họ sính xác hơn so với chỉ lấy tập trung tại một đoạn. Hình ảnh nội soi đại tràng trong quá trình nội soi có thể bình thường hoặc gần như bình thường. Trong 2 loại đại tràng vi thể, các tế bào trong mô đại tràng có hình dạng khác biệt dưới kính hiển vi giúp việc chẩn đoán được xác định.
Chẩn đoán tình trạng đại tràng vi thể đặt ra ở tất cả bệnh nhân có tình trạng tiêu chảy mạn tính. Khai thác lịch sử bệnh lý và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.
Tiền sử gia đình, các triệu chứng toàn thân… cần được tìm hiểu. Tiền sử sử dụng thuốc, phẫu thuật, xạ trị hoặc các yếu tố liên quan như chế độ ăn kém dung nạp và dị ứng cũng cần được khai thác.
Tìm hiểu thêm: Xử trí và phòng ngừa tiêu chảy cấp trong ngày Tết
Có nhiều cách để chẩn đoán bệnh
4.2 Xét nghiệm bổ sung chẩn đoán viêm đại tràng vi thể
Ngoài nội soi đại tràng hoặc soi hậu môn và tràng Sigma, bác sĩ có thể làm một hoặc nhiều xét nghiệm bổ sung khác dể loại trừ nguyên nhân gây ra triệu chứng, bao gồm:
– Phân tích mẫu phân: Xét nghiệm giúp loại trừ nhiễm trùng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
– Xét nghiệm máu: Tìm ra dấu hiệu thiếu máu hoặc nhiễm trùng.
– Nội soi sinh hóa trên và sinh thiết: Loại trừ bệnh cliac. bác sĩ sử dụng ống dài mỏng, gắn kèm với camera đầu ống để kiểm tra phần trên đường tiêu hóa. Có thể lấy ra một mẫu mô (sinh thiết) để phân tích tại phòng thí nghiệm.
5. Điều trị viêm đại tràng vi thể
Viêm đại tràng vi thể có thể tự khỏi mà không cần có sự điều trị đặc hiệu nào. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nặng thì cần điều trị để giảm bớt.
5.1 Ăn kiêng và ngừng sử dụng thuốc
Chế độ ăn kiêng và ngừng dùng thuốc có thể giảm triệu chứng tiêu chảy dai dẳng, Bác sĩ có thể yêu cầu:
– Ăn chế độ ăn ít chất béo và ít chất xơ để làm giảm tiêu chảy
– Ngưng sử dụng sản phẩm sữa, gluten hoặc cả hai để tránh triệu chứng tệ hơn
– Tránh sử dụng caffein và đường
– Ngưng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc khác thay thế để điều trị bệnh lý nền.
5.2 Sử dụng thuốc điều trị
Nếu còn nhiều triệu chứng dai dẳng dù đã ăn kiêng và ngưng sử dụng thuốc, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như: Thuốc chống tiêu chảy, thuốc ngăn chặn acid mật, thuốc Steroid, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc ức chế TNF…
5.3 Thay đổi thói quen sinh hoạt
– Xây dựng lối sống lành mạnh: Ăn ngủ đúng giờ, vận động thể thao đều đặn
– Chế độ ăn uống: Không quá nhiều chất xơ, tránh thực phẩm giàu chất béo, đường lactose, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn…
– Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tốt cho tiêu hóa. Khoảng cách các bữa ăn làm giảm tiêu chảy
– Nên ăn thực phẩm mềm, dễ dàng tiêu hóa
– Tránh đồ ăn cay, thực phẩm chế biến sẵn khiến triệu chứng nặng hơn.
– Uống nhiều nước, từ 1,5-2l nước tương đương 6-8 cốc nước mỗi ngày
>>>>>Xem thêm: Bệnh loét dạ dày và những điều cần quan tâm
Xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ hệ tiêu hóa
5.4 Phẫu thuật
Khi các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng, việc điều trị bằng thuốc không có hiệu quả thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Tuy nhiên rất hiếm trường hợp cần phẫu thuật để điều trị đại tràng vi thể.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh viêm đại tràng vi thể. Nếu có nhu cầu xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, vui lòng liên hệ tới hotline của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc để được tư vấn kỹ càng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.