Căn bệnh cúm mùa có thể dễ dàng lây lan mạnh mẽ cho cộng đồng bất cứ thời điểm nào trong năm. Xem ngay thông tin chi tiết vacxin cúm Hà Lan Influvac Tetra để đăng ký chủng ngừa sớm, ngăn chặn “sát thủ thầm lặng” tấn công sức khỏe cả gia đình, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Thông tin chi tiết vacxin cúm Hà Lan Influvac Tetra
1. Tại sao cần tiêm vacxin phòng cúm?
Cúm mùa, một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm đang lưu hành rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới và gây ra các đợt dịch hàng năm. Các chủng virus cúm gây bệnh phổ biến, bao gồm: virus cúm A/H3N2, virus cúm A/H1N1, virus cúm B và virus cúm C. Căn bệnh tưởng chừng “nhẹ nhàng” như những bệnh ốm vặt thông thường nhưng thực chất lại đang đặt ra những thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng.
1.1. Cúm mùa nguy hiểm ra sao?
Bệnh cúm xuất hiện với các triệu chứng phổ biến của cúm mùa bao gồm sốt đột ngột, đau đầu, đau cơ và khớp, ho (thường là ho khan), mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi.
Bệnh cúm xuất hiện với các triệu chứng phổ biến của cúm mùa bao gồm sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi
Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào từng người bệnh với sức đề kháng khác nhau. Nhưng nếu để bệnh kéo dài, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản, viêm não, thâm chí có thể gây tử vong. Riêng mẹ bầu mắc phải bệnh cúm trong thai kỳ có thể khiến cả mẹ và thai nhi gặp nguy kịch hoặc gặp phải các biến chứng thai kỳ.
1.2. Khả năng lây lan của bệnh
Virus cúm mùa dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp khi người mắc bệnh ho và hắt hơi, làm phát tán virus ra môi trường xung quanh và người lành hít phải. Do đó mà các khu vực đông đúc, có mật độ tiếp xúc dày đặc như trường học, bệnh viện, công sở,… hoặc những nơi có không gian khép kín như nhà ở dễ làm bùng phát dịch đầu tiên và tạo thành các ổ dịch từ nhỏ đến lớn dần.
Thời tiết vào mùa đông xuân, mưa lạnh, nồm ẩm thất thường càng tạo điều kiện cho virus cúm phát triển và lây lan. Việt Nam lại là quốc gia đang phát triển, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng. Vì vậy, những căn bệnh lây lan qua đường hô hấp như cúm mùa là khó tránh khỏi với bất kỳ ai.
Tiêm vacxin cúm chính là biện pháp ngừa bệnh quan trọng cho mọi đối tượng từ trẻ em tới người lớn. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm vacxin cúm có thể mang lại hiểu quả phòng ngừa lên tới 80-90% và giảm tỷ lệ tử vong do cúm tới 70-80%.
2. Tổng quan vacxin cúm Hà Lan Influvac Tetra
Hiện nay, tại Việt Nam cũng như tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang áp dụng 4 loại vacxin ngừa cúm mùa hiệu quả, được sản xuất bởi 4 quốc gia khác nhau. Trong đó, vacxin ngừa cúm của Hà Lan Influvac Tetra được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn để chủng ngừa.
– Xuất xứ: Vacxin Influvac Tetra có xuất xứ từ Hà Lan, được nghiên cứu và sản xuất bởi hãng vacxin nổi tiếng Abbott.
– Đối tượng sử dụng: Vacxin cúm Hà Lan Influvac Tetra được chỉ định sử dụng để tạo miễn dịch ngừa cúm chủ động cho đối tượng là trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn, bao gồm cả phụ nữ đang mang thai.
– Công dụng: Vacxin không có tác dụng ngừa được tất cả các chủng virus gây bệnh cúm nhưng giúp phòng ngừa được 4 chủng virus gây bệnh phổ biến, bao gồm: 2 chủng virus cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng virus cúm B (Yamagata, Victoria).
Tìm hiểu thêm: Có nên tiêm vắc xin cúm không? Nên tiêm vào thời điểm nào?
Đối tượng sử dụng của vacxin cúm Hà Lan là trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn
Influvac Tetra là một loại vacxin cúm chứa kháng nguyên bề mặt của virus cúm, được phát triển dưới dạng vacxin bất hoạt tiểu đơn vị (subunit). Đặc điểm nổi bật của loại vacxin này là chỉ chứa một phần nhỏ của virus, đó là kháng nguyên bề mặt, giúp kích thích hệ miễn dịch mà không gây ra sự nhiễm khuẩn hoặc bệnh lý.
Việc chỉ sử dụng các thành phần chọn lọc như vậy giúp người sử dụng vacxin cúm Hà Lan giảm nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm, như sốt và đau tại nơi tiêm. Điều này làm cho Influvac Tetra trở thành một lựa chọn an toàn, đặc biệt là đối với nhóm người lớn tuổi hoặc những người có các vấn đề về sức khỏe nền.
Với tính chất an toàn và hiệu quả của mình, Influvac Tetra không chỉ giúp bảo vệ người được tiêm khỏi cúm mà còn là một công cụ quan trọng trong chiến dịch phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.
3. Phác đồ tiêm chủng và thận trọng với vacxin cúm Hà Lan Influvac Tetra
3.1. Phác đồ tiêm chủng vacxin cúm Hà Lan
Vacxin được chỉ định sử dụng cho cả trẻ em và người lớn với liều dùng là 0.5ml/liều và tiêm qua đường tiêm bắp.
Tùy thuốc vào từng đối tượng và từng tình huống mà bác sĩ chuyên môn có thể chỉ định lịch tiêm khác nhau:
– Với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên và trẻ dưới 9 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau 4 tuần. Sau đó, hàng năm tiêm nhắc 1 mũi để duy trì hiệu quả bảo vệ của vacxin.
– Với trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm mỗi năm 1 mũi.
– Có thể tiêm ngừa cúm cho phụ nữ đang mang thai vào giai đoạn 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, hoặc tiêm cho phụ nữ ở thời kỳ tiền mang thai, trước khi có thai ít nhất 1 tháng: Tiêm 1 mũi vacxin cúm Hà Lan.
3.2. Tác dụng không mong muốn của vacxin cúm mùa Hà Lan
Các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra sau tiêm như:
– Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng nóng, đỏ, đau, cứng tại vùng tiêm
– Phản ứng toàn thân: đau đầu, khó chịu, sốt, đổ mồ hôi, đau khớp, đau cơ
Tuy nhiên, những phản ứng này thường nhẹ và chỉ là sự đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể với vacxin. Do đó, những biểu hiện trên hoàn toàn có thể tự thuyên giảm sau 1-2 ngày mà không cần can thiệp y tế hay điều trị đặc biệt.
>>>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của theo dõi lịch tiêm chủng cho bé từ 6 tháng
Tùy thuốc vào từng đối tượng và từng tình huống mà bác sĩ chuyên môn có thể chỉ định lịch tiêm khác nhau
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn đọc thông tin chi tiết vacxin cúm Hà Lan Influvac Tetra. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI luôn có sẵn các loại vacxin ngừa cúm, đăng ký ngay để được chủng ngừa an toàn và hiệu quả, bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của chính bạn và cả gia đình nhe!
Ngoài ra, do việc tiêm vacxin không có tác dụng đẩy lùi bệnh tật hiệu quả tới 100%, do đó, bên cạnh việc tiêm chủng đầy đủ thì mọi người dân nên duy trì các biện pháp phòng ngừa khác cho bệnh cúm như: rửa tay thường xuyên, đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, giữ khoảng cách xã hội và đeo khẩu trang y tế ở nơi đông người, tăng cường tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và ăn uống đủ chất,… Có như vậy, chúng ta mới có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm cúm mùa và góp phần bảo vệ cộng đồng khỏi các tác động tiêu cực của bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.