Có 2 loại khối u xương hàm: Lành tính và ác tính. Dù là u lành tính hay u ác tính, triệu chứng của chúng cũng rất đặc trưng. Vậy, làm thế nào để nhận biết và điều trị chúng. Đọc bài viết sau ngay, chắc chắn bạn sẽ có được câu trả lời thỏa đáng.
Bạn đang đọc: Thông tin cơ bản về khối u xương hàm lành tính và ác tính
1. U xương hàm lành tính
1.1. Phân loại
U xương hàm lành tính có 3 loại thường gặp là: U men thể nang, u men răng và nang thân răng. Các u này đều có chung những đặc điểm sau: Chậm phát triển, khu trú có giới hạn, dễ dàng phát hiện qua quan sát và sờ, nắn; phần da niêm mạc phủ lên khối u không gây đau; ít hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân; ít hoặc không tái phát nếu điều trị kịp thời.
1.2. Dấu hiệu nhận biết
U xương hàm lành tính ở giai đoạn tiềm ẩn không có dấu hiệu rõ ràng. Bệnh chỉ có biểu hiện khi đã bước vào giai đoạn gây biến dạng xương hàm. Cụ thể, triệu chứng u xương hàm theo từng giai đoạn là:
– Giai đoạn biến dạng xương hàm: Gây phồng bề mặt xương hàm, bệnh nhân có cảm giác xương hàm nặng nề, xuất hiện dị cảm hoặc mất cảm giác do chèn ép thần kinh.
– Giai đoạn phá vỡ bề mặt xương hàm: U nằm dưới lớp niêm mạc, có thể được sờ thấy nhưng không gây đau, bờ xương xung quanh u mỏng, bén nhọn.
– Giai đoạn tạo đường dò và gây biến chứng: Niêm mạc phủ trên u mỏng dần và rách, gây lỗ dò ở trong hoặc ngoài miệng.
U xương hàm lành tính có 3 loại thường gặp là: U men thể nang, u men răng và nang thân răng
1.3. Điều trị khối u xương hàm lành tính
Nếu được phát hiện sớm, khối u xương hàm lành tính có thể được phẫu thuật cắt bỏ triệt để và tạo hình phục hồi.
Trường hợp khối u lớn và quá lớn, một phần u sẽ đặc cắt bỏ để chức năng và tính thẩm mỹ răng hàm mặt được phục hồi. Sở dĩ trường hợp này không thể phẫu thuật triệt để là vì u đã lan rộng, ranh giới khu trú không còn rõ ràng. Mặt khác, phẫu thuật u hàm mặt chảy máu rất khó cầm.
2. U xương hàm ác tính
2.1. Phân loại
Khối u xương hàm ác tính có thể xuất hiện ở cả hàm trên và hàm dưới và có thể liên quan đến tất cả các phần của xương hàm trong khoang miệng. U xương hàm ác tính được phân loại thành: Nguyên phát và thứ phát. Trong đó, u xương hàm ác tính nguyên phát khởi phát từ trong xương hàm còn u xương hàm ác tính thứ phát có nguồn gốc từ tế bào của một khối u nào đó khác trong cơ thể, di căn đến xương hàm (phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy tại các mô mềm trong khoang miệng). Một số u xương hàm ác tính nguyên phát phổ biến có thể kể đến là: Sarcoma xương, đa u tủy xương, u tế bào khổng lồ, u Ewing.
2.2. Dấu hiệu nhận biết
Các triệu chứng chính của u xương hàm ác tính là hậu quả của quá trình u phát triển và chèn ép răng, mạch máu, dây thần kinh, gây áp lực bên trong xương hàm. Cụ thể, các triệu chứng ấy bao gồm:
– Tổn thương xương và đau dữ dội: Là triệu chứng điển hình của u xương hàm ác tính giai đoạn nặng. Theo đó, khối u càng lớn, cơn đau càng dữ dội. Không chỉ dữ dội, chúng còn dai dẳng và có thể lan đến mặt hoặc cổ trong trường hợp u đã chèn ép dây thần kinh. Tùy thuộc vị trí khối u, bệnh nhân còn có thể bị đau khi nhai. Phần mô xung quanh khối u khi sờ, nắn có cảm giác mềm.
– Biến dạng mặt: Không phụ thuộc kích thước, mọi khối u xương hàm ác tính đều có thể làm bệnh nhân sưng mặt hoặc mô bên trong miệng như khẩu cái, viền ổ răng,…
– Răng lung lay hoặc rụng: Răng lung lay hoặc rụng liên tục trong một thời gian ngắn mà không xác định được nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo u xương hàm ác tính. Có tình trạng này là sự phát triển của khối u đã phá hủy xương hàm, khiến răng mất bệ đỡ.
Tìm hiểu thêm: Bao quy đầu hẹp có ảnh hưởng tới khả năng “giường chiếu”?
Đau dữ dội là triệu chứng điển hình của u xương hàm ác tính giai đoạn nặng
2.3. Điều trị khối u xương hàm ác tính
2.3.1. Chẩn đoán
Chẩn đoán u xương hàm ác tính chủ yếu dựa trên việc quan sát các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X-quang và hình ảnh CT – Scan 3D răng hàm mặt. Trong đó, hình ảnh X-quang có thể xác định vị trí, kích thước cũng như sự ảnh hưởng đến các mô lân cận của khối u. Tuy nhiên, chỉ hình ảnh CT – Scan 3D mới có thể giúp chuyên gia nhận biết mức độ ảnh hưởng của khối u lên xương hàm, các cơ quan xung quanh và tình trạng di căn của nó. Ngoài ra, chuyên gia cũng có thể sẽ sinh thiết khối u của bệnh nhân.
2.3.2. Điều trị
Trong hầu hết các trường hợp, u xương hàm ác tính cần phải được phẫu thuật loại bỏ. Một số trường hợp, khu vực xương hàm quanh khối u cũng sẽ được cắt. Sau phẫu thuật xử lý khối u, chuyên gia sẽ tiến hành chỉnh hình vùng xương hàm tổn thương. Việc chỉnh hình này là rất khó khăn, tuy nhiên là một phần của quá trình điều trị mà bệnh nhân bắt buộc phải trải qua.
Ngoài phẫu thuật, bệnh nhân cũng có thể sẽ được chỉ định hóa trị hoặc xạ trị kết hợp. Đôi khi những phương pháp trị liệu này được thực hiện trước phẫu thuật với mục tiêu thu nhỏ kích thước khối u. Nếu nó được tiến hành sau phẫu thuật thì mục tiêu sẽ là tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.
>>>>>Xem thêm: Chán ăn mệt mỏi khi mang thai và lời khuyên cho mẹ bầu
Tốt nhất là chúng ta nên thăm khám định kỳ với chuyên gia nha khoa
Như vậy, khối u xương hàm về cơ bản là có 2 loại: Lành tính và ác tính (ung thư). Trong đó, khối u lành tính có thể điều trị triệt để và ít tái phát. Khối u ác tính tương đối khó xử lý. Mặc dù vậy, điều trị cả 2 loại u đều cho hiệu quả cao hơn nếu được thực hiện sớm. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường đã được liệt kê phía trên, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt uy tín chất lượng. Hơn thế, tốt nhất là chúng ta nên thăm khám định kỳ với chuyên gia nha khoa. Vì một khi các triệu chứng phía trên biểu hiện rõ ràng nghĩa là u đã phát triển đến giai đoạn nặng, đe dọa tổn thương nghiêm trọng xương hàm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.