Thông tin có thể bạn chưa biết về chỉ số tầm soát

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp tầm soát ung thư gan được các bác sĩ áp dụng để có kết luận chuẩn xác nhất. Tuy nhiên, chỉ số tầm soát ung thư gan là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì đó là căn nguyên giúp bác sĩ làm tiền đề thực hiện các biện pháp tầm soát chuyên sâu hơn.

Bạn đang đọc: Thông tin có thể bạn chưa biết về chỉ số tầm soát

1. Chỉ số chỉ điểm ung thư gan là gì?

Chỉ số chỉ điểm ung thư là nồng độ định lượng có trong máu để tìm dấu ấn ung thư – một loại protein đặc biệt được sản xuất từ tế bào ung thư tiết ra ở dịch, máu hoặc mô tế bào. Việc tìm ra các chỉ dấu sinh hóa, miễn dịch do tế bào ung thư tiết ra giúp phát hiện ung thư sớm, trước khi khối u xuất hiện để kịp thời điều trị, loại bỏ rủi ro xâm lấn và tiết kiệm chi phí chữa trị.

Chỉ số chỉ điểm ung thư gan phổ biến trong ngành Y tế bao gồm chỉ số AFP, AFP-L3 và DCP. Đây là 3 định lượng phổ biến thường được áp dụng trong việc tìm ra chất chỉ điểm ung thư gan.

1.1. Chỉ số tầm soát ung thư gan: AFP

AFP, hay còn gọi là Alpha-Fetoprotein, được áp dụng phổ biến rộng rãi để phát hiện, nghi ngờ nguy cơ mắc ung thư gan. Chất này được sinh ra ở gan thai nhi và các phần khác khi phôi thai phát triển. Do AFP được sinh ở gan nên có sự tương quan khá gần để dễ dàng tìm ra dấu ấn ung thư gan.

Theo nghiên cứu, việc xét nghiệm AFP có độ chính xác cao lên đến 80 – 90%. Nồng độ  AFP trung bình của người bình thường là dưới 25 UI/ml, nếu chỉ số nồng độ này tăng trên 25UI/ml thì nguy cơ người bệnh đã mắc ung thư gan là rất cao. Thống kê cho thấy, những bệnh nhân ung thư gan thường có chỉ số AFP > 300 UI/ml.

Thông tin có thể bạn chưa biết về chỉ số tầm soát

AFP được áp dụng phổ biến rộng rãi để phát hiện mầm mống gây ung thư gan

Mặc dù được coi là chỉ số phổ biến trong việc chỉ ra chất chỉ điểm ung thư gan nhưng AFP tăng cao vẫn không thể khẳng định hoàn toàn người bệnh bị mắc ung thư gan. Thực tế, AFP cao cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lành tính như viêm gan, xơ gan… Vì vậy, bệnh nhân đi xét nghiệm cần thực hiện kết hợp các bước khám chuyên sâu hơn theo chỉ định của bác sĩ.

1.2. Chỉ số tầm soát ung thư gan: AFP-L3

Chỉ số AFP có 3 dạng bao gồm AFP-L1, AFP-L2 và AFP-L3. Trong đó, AFP-L1 được lấy từ tế bào gan lành tính của những người mắc bệnh xơ gan hoặc viêm gan, không gắn LCA – Dương tính với tất cả các tế bào bình thường và các tế bào u có nguồn gốc từ lympho bào. AFP-L2 được sản xuất từ các khối u túi noãn hoàng, có khả năng gắn LCA với ái lực vừa.

Thông tin có thể bạn chưa biết về chỉ số tầm soát

AFP-L3 được lấy từ tế bào gan ác tính thuộc đối tượng mắc ung thư gan, gắn với LCA ái lực cao

Riêng AFP-L3 được lấy từ tế bào gan ác tính thuộc đối tượng mắc ung thư gan, gắn với LCA ái lực cao. Giá trị cắt của AFP-L3 được xác định là 10%, độ nhạy là 56%, độ đặc hiệu là 90% trong phát hiện HCC. AFP-L3 tăng có thể chỉ ra một tình trạng sớm của ung thư biểu mô tế bào gan.

1.3. Chỉ số tầm soát ung thư gan: DCP

DCP, viết tắt của des-gamma-carboxy prothrombin, tên gọi khác là PIVKA II, được sản xuất ra bởi thiếu hụt Vitamin K của prothrombin, một yếu tố giúp đông máu ở gan. Theo các nghiên cứu đến từ các chuyên gia Nhật Bản thì xét nghiệm DCP có hiệu quả tốt hơn so với AFP, đặc biệt có sự tương quan với kích thước khối u, hình thành huyết khối hay mức độ xâm lấn.

Tìm hiểu thêm: Phòng bệnh ung thư bằng cách nào?

Thông tin có thể bạn chưa biết về chỉ số tầm soát

Xét nghiệm DCP được xem là có hiệu quả hơn AFP

Nồng độ định lượng DCP ở trạng thái người bình thường là 0-7,5 ng/ml, với giá trị cắt là 25ng/ml, độ nhạy là 87%, độ đặc hiệu là 85% trong chẩn đoán HCC. Hầu hết bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan hiện diện 91% DCP, còn AFP rơi vào khoảng 80%.

2. Các chỉ số có thực sự phản ánh đúng bản chất ung thư?

Thực tế, các chỉ số xét nghiệm máu không phản ánh đúng 100% ung thư vì nồng độ định lượng trong máu tăng/giảm còn tùy thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài tác động. Đôi khi xét nghiệm máu còn cho ra kết quả dương tính giả khiến người bệnh hoang mang, tưởng bản thân đã mắc ung thư ác tính nhưng thực tế chỉ là dấu hiệu của bệnh lành tính.

Đáng sợ nhất là xét nghiệm máu còn có thể cho ra âm tính giả. Tức là người bệnh đã mang trong mình mầm mống ung thư nhưng xét nghiệm máu lại cho ra kết quả hoàn toàn bình thường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc đời bệnh nhân và quá trình điều trị. Người bệnh tưởng bản thân hoàn toàn khỏe mạnh mà chủ quan đi khám, để tế bào ung thư có cơ hội phát triển rộng và xâm lấn cơ thể, đến khi ung thư bước vào giai đoạn muộn thì việc điều trị đã trở nên khó khăn.

Đối với ung thư gan thì thủ tục xét nghiệm máu càng khó khăn để phát hiện các dấu ấn ung thư vì ung thư gan không tiết AFP vào máu.

3. Các phương pháp trong tầm soát ung thư gan phổ biến khác

Ngoài phương pháp xét nghiệm máu giúp bác sĩ làm căn cứ tìm ra chất chỉ điểm ung thư, xác định loại bệnh ung thư, thì còn các phương pháp khám chuyên sâu hơn để sàng lọc và phát hiện chính xác vị trí tế bào ung thư hoặc khối u đang hình thành. Trong đó, bao gồm phương pháp chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp MRI, chụp X-quang…) và thăm dò chức năng nội soi.

Thông tin có thể bạn chưa biết về chỉ số tầm soát

>>>>>Xem thêm: Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em

Chụp MRI gan giúp theo dõi giai đoạn khối u phát triển

Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng rộng rãi vào tầm soát ung thư gan:

  • Siêu âm gan: Đây là phương pháp có độ nhạy lên đến 70 – 87%, giúp phát hiện khối u >1cm. Thông qua chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ tổn thương ở bề mặt gan.
  • Chụp cắt lớp CT gan: Chụp cắt lớp có độ phân giải cao giúp cho ra những hình ảnh rõ nét của cấu trúc bề mặt gan, giúp phát hiện khối u có kích thước cỡ 1cm.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI gan: Phương pháp này sử dụng sóng từ trường có cản quang để xác định giai đoạn khối u, theo dõi quá trình phát triển bệnh.
  • Sinh thiết gan: giúp các bác sĩ xác định u lành tính hoặc ác tính trong mô gan. Tuy nhiên, phương pháp này có những rủi ro nhất định: nhiễm trùng, chảy máu, nguy hiểm hơn là gieo rắc tế bào ung thư theo đường kim sinh thiết. Trong trường hợp kết quả sinh thiết dương tính sẽ chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan. Trường hợp kết quả sinh thiết tế bào gan âm tính, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các bước chẩn đoán hình ảnh để có kết luận chính xác.

Hy vọng thông qua bài viết trên, quý vị sẽ không nhầm lẫn bởi khái niệm chỉ số chẩn đoán ung thư gan và lựa chọn cho mình phương pháp tầm soát ung thư gan phù hợp với mình nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *