Thông tin quan trọng về tiêm vắc xin cúm cho bà bầu

Mang bầu là một giai đoạn nhạy cảm mà mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe, trong đó mẹ nên nắm được lịch tiêm vắc xin cúm cho bà bầu để giúp bảo vệ sức khỏe tối ưu cho cả mẹ và thai nhi. Vậy nên tiêm vắc xin phòng cúm ở giai đoạn nào trong thai kỳ, cách xử trí ra sao nếu mẹ bầu bị nhiễm cúm, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI.

Bạn đang đọc: Thông tin quan trọng về tiêm vắc xin cúm cho bà bầu

1. Những điều cần biết về việc tiêm vắc xin cúm cho phụ nữ mang thai

1.1. Tại sao cần phải tiêm vắc xin cúm khi mang bầu

Cúm là một loại bệnh lây truyền phổ biến, có tính chất lây lan nhanh và mạnh mẽ trong cộng đồng, tạo thành những đợt dịch trong năm. Bệnh lý này gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân như: ho, sốt, đau mỏi người, mệt mỏi,…Nếu không được xử lý nhanh và dứt điểm thì cúm có thể dẫn đến các biến chứng bệnh khác như: viêm phổi, bội nhiễm vi khuẩn,…

Đối với đối tượng là bà bầu, lúc này sức khỏe và đề kháng trở nên yếu hơn, cơ thể cũng có rất nhiều sự thay đổi. Bên cạnh đó, cơ thể mẹ còn đang phải tập trung nuôi dưỡng cho thai nhi. Do vậy, nếu như mẹ bầu gặp phải hiện tượng cúm trong thời gian này là rất nguy hiểm. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu, nếu mẹ bị nhiễm cúm thì sẽ làm gia tăng khả năng thai nhi mắc dị tật, ảnh hưởng tới sự phát triển các cơ quan, bộ phận trong cơ thể thai nhi.

Thông tin quan trọng về tiêm vắc xin cúm cho bà bầu

Nếu mẹ bị nhiễm cúm thì sẽ làm gia tăng khả năng thai nhi mắc dị tật, ảnh hưởng tới sự phát triển các cơ quan, bộ phận trong cơ thể thai nhi.

Không chỉ vậy, nếu mẹ bầu bị cúm khi mag thai cũng có thể bị xảy ra biến chứng trong quá trình sinh nở: chuyển dạ sớm, sinh non,…Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai mẹ con trước và trong sinh, bệnh cúm nếu không được điều trị dứt điểm còn dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé sau khi sinh xong.

1.2. Tiêm vắc xin cúm cho bà bầu ở thời điểm nào trong thai kỳ?

Đối với các loại vắc xin cúm hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo là nên sử dụng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Đối với phụ nữ mang thai và đang trong thời gian cho con bú thì lại càng phải tiêm cúm đều đặn mỗi năm một lần. Nhất là vào thời điểm trước khi bệnh cúm đạt đỉnh (dễ lây nhiễm nhất) trong khoảng tháng 10 – tháng 5 năm sau đó.

Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ mang thai không kịp tiêm vắc xin vào thời điểm nêu trên, thì mẹ vẫn nên tiêm vắc xin cúm vào bất cứ thời gian nào trong thai kỳ, để phòng trừ khả năng nhiễm bệnh. Đối với những mẹ đang có kế hoạch có em bé và tính toán thời gian thụ thai, thì mẹ cũng nên đi tiêm vắc xin phòng cúm trước thời gian cấn bầu, để giúp mẹ có sự bảo vệ tốt nhất cho bản thân và cho thai nhi. Bởi 3 tháng đầu thai kỳ là thời gian vô cùng nhạy cảm, mẹ không nên để mắc các loại bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tiêm uốn ván gần ngày sinh và ý kiến của chuyên gia y tế

Thông tin quan trọng về tiêm vắc xin cúm cho bà bầu

Đối với phụ nữ mang thai và đang trong thời gian cho con bú thì lại càng phải tiêm cúm đều đặn mỗi năm một lần.

1.3. Tiêm vắc xin phòng cúm cho bà bầu hoạt động ra sao, kéo dài bao lâu?

Vắc xin phòng bệnh cúm cũng giống như các loại vắc xin khác, được tiêm vào cơ thể để giúp kích thích cơ chế bảo vệ của cơ thể, chống lại các tác nhân, virus gây bệnh. Thông thường, sau khi tiêm, cơ thể sẽ mất khoảng tầm 1-2 tuần để cơ thể thực hiện quá trình sản sinh ra kháng thể. Những lần sau đó, nếu bị virus cúm tấn công, cơ thể sẽ “ghi nhớ” và giúp cơ thể không bị tái nhiễm bệnh.

Tuy vậy, vắc xin phòng bệnh cúm không thể duy trì tác dụng được mãi mãi. Do vậy, việc tiêm vắc xin phòng cúm sẽ cần phải thực hiện định kỳ mỗi năm 1 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

2. Một số điều mẹ bầu cần lưu ý trước khi tiêm vắc xin cúm

2.1. Trường hợp mẹ bầu bị cúm trong khi mang thai

– Trong trường hợp mẹ bầu thấy có xuất hiện những dấu hiệu của cúm như: sốt, ho, chảy nước mũi, đau mỏi người,…thì cần nhanh chóng chữa trị, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần hết sức giữ gìn sức khỏe. Mẹ cũng có thể đi thăm khám bác sĩ sản khoa để nhận được tư vấn và đơn thuốc nếu cần thiết.

– Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để tránh khả năng gây hại tới sự phát triển của thai nhi trong bụng.

– Mẹ cũng nên tăng cường đề kháng và miễn dịch cho cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất, uống nhiều thực phẩm tăng đề kháng như: nước cam, sữa chua,…

– Trong trường hợp mẹ cần phải uống thuốc điều trị thì cần sử dụng đúng liều lượng, thời gian theo bác sĩ chỉ định, để đạt hiệu quả trị bệnh tối ưu.

Thông tin quan trọng về tiêm vắc xin cúm cho bà bầu

>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin phế cầu có tác dụng gì & điều cần biết khi tiêm phòng

Mẹ cũng nên tăng cường đề kháng và miễn dịch cho cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất, uống nhiều thực phẩm tăng đề kháng như: nước cam, sữa chua,…

2.2. Trường hợp mẹ bầu có tiếp xúc gần với người mắc cúm

– Đối với trường hợp này, mẹ cũng nên theo dõi sức khỏe cơ thể và tích cực sử dụng những loại thực phẩm tăng đề kháng và hệ miễn dịch.

– Nên đi thăm khám bác sĩ sản khoa để được tư vấn và đưa ra lời khuyên

– Nên đi tiêm vắc xin phòng cúm để bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con và hạn chế khả năng mắc bệnh cúm.

Trên hết, mẹ bầu cần tới những bệnh viện, cơ sở tiêm chủng, trung tâm y tế uy tín để có thể được thăm khám và tư vấn kỹ càng nhất. Không nên chủ quan dù cúm là bệnh phổ biến thường xảy ra.

Trên đây là những thông tin mẹ bầu cần biết về vắc xin phòng cúm. Nếu mẹ có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp, hay cần đặt lịch khám sàng lọc trước tiêm với bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *