Thông tin tham khảo về quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm

Nhiều mẹ bầu thắc mắc quy trình đỡ đẻ thường như thế nào? Đẻ thường có đáng sợ không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây các mẹ bầu nhé.

Bạn đang đọc: Thông tin tham khảo về quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm

1. Ngôi chỏm là gì?

Khi đầu em bé chúc xuống dưới với tư thế đầu cúi thì phần chỏm của thai nhi sẽ ở phía trước trên khung chậu, khi đó gọi ngôi thai là ngôi chỏm. Ngôi chỏm thường gặp nhất trong các loại ngôi thai.

Thủ thuật đỡ đẻ thường ngôi chỏm sẽ giúp sản phụ sinh thường qua đường âm đạo một cách nhanh chóng an toàn mà không cần can thiệp gì ngoài rạch tầng sinh môn. Mục đích khi tiến hành đỡ đẻ thường ngôi chỏm là giúp cho sản phụ đẻ an toàn và tránh rơi thai, ngạt và nhiễm khuẩn cho thai nhi.

Đối tượng chỉ định đỡ đẻ

Những sản phụ có thể đẻ thường và đạt các yêu cầu sau đây sẽ được bác sĩ tiến hành đỡ đẻ thường ngôi chỏm:

– Thai nhi đã phát triển đủ ngày đủ tháng

Thông tin tham khảo về quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm

Đẻ thường giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn

– Ngôi chỏm

– Đầu em bé đã lọt sâu trong âm đạo mẹ

– Độ mở cổ tử cung đã đạt đến mức cao nhất

– Ối đã vỡ, nếu chưa vỡ thì cần bấm ối trước khi đỡ đẻ

3. Tiến hành đỡ đẻ thường ngôi chỏm cho sản phụ

3.1. Quy trình đỡ đẻ thường – Khâu chuẩn bị

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để đỡ đẻ:

– Đầy đủ những dụng cụ đẻ và bộ khăn đã vô khuẩn- Bệnh án sản khoa của sản phụ và biểu đồ theo dõi quá trình chuyển dạ

– Phòng đỡ đẻ và bàn nằm đẻ đúng tiêu chuẩn sản khoa

– Hệ thống đèn chiếu

– Bộ dụng cụ đỡ đẻ và bộ khăn vô trùng

– Những dụng cụ cắt và khâu tầng sinh môn

– Bông, băng, gạc, kim khâu, chỉ khâu, kẹp rốn, băng rốn vô khuẩn

– 10 đơn vị oxytocin lấy sẵn vào kim tiêm

– Dụng cụ hút đờm nhớt khi trẻ mới ra đời

– Máy hút, ống hút, mặt nạ và bóng thở sơ sinh

– Bàn nằm cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị cho sản phụ:

– Động viên và hướng dẫn cho sản phụ từ trước khi lâm bồn về cách thở và cách rặn

– Hướng dẫn sản phụ nằm trên bàn đẻ theo đúng tư thế đẻ thường trong sản khoa

– Thông tiểu cho sản phụ

– Thụt tháo phân lúc bắt đầu vào quá trình chuyển dạ

– Rửa sạch vùng âm đạo bằng bằng nước sạch

– Sát khuẩn vùng sinh dục, bẹn và đùi

– Dùng khăn vô khuẩn trải lên bụng sản phụ để đặt trẻ sơ sinh lên sau khi ra đời

Chuẩn bị tư thế cho sản phụ:

– Sản phụ phải nằm ngửa lên bàn đẻ, nâng bàn đẻ đến tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu kê cao, hai tay sản phụ nắm vào thành của bàn đẻ, mông kê sát mép bàn đẻ, hai cẳng chân đặt lên hai cọc chống chân

3.2. Nguyên tắc khi đỡ đẻ thường:

– Luôn đảm bảo môi trường vô khuẩn khi đỡ đẻ thường ngôi chỏm

Tìm hiểu thêm: Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không

Thông tin tham khảo về quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm

Phải đảm bảo sản phụ đủ điều kiện sinh thường mới tiến hành đỡ đẻ

– Không được nong cổ tử cung hay đẩy bụng sản phụ, cần hướng dẫn sản phụ cách lấy hơi và rặn khi có cơn co tử cung và cổ tử cung đã mở ra hết

– Khi đầu bé đã lọt xuống và xoay thì không can thiệp, chỉ theo dõi cơn co, tim thai, độ lọt của đầu thai đến khi cổ tử cung mở hết mới chỉ dẫn cho sản phụ rặn đẻ

– Đối với đẻ con so, thời gian tối đa để sản phụ rặn đẻ là 60 phút và với con dạ là 30 phút. Nếu quá thời gian này, cần can thiệp bằng phương pháp sinh khác để đảm bảo thai nhi không bị ngạt.

– Cần kiên nhẫn hướng dẫn sản phụ, không kéo thai hoặc thúc ép sản phụ mà để thai sổ ra từ từ, đồng thời theo dõi tim thai thường xuyên.

3.3. Quy trình đỡ đẻ thường – Khâu tiến hành

Khi sản phụ đã đạt đủ những điều kiện sau thì có thể tiến hành đỡ đẻ thường:

– Cổ tử cung đã mở hết

– Ối đã vỡ, nếu ối chưa vỡ cần tiến hành bấm ối

– Đầu thai đã lấp ló ở cửa tầng sinh môn

– Hướng dẫn cho sản phụ rặn cùng nhịp với cơn co tử cung và khi có cảm giác mót rặn

Những thao tác sau đây sẽ được bác sĩ hoặc nữ hộ sinh tiến hành để đỡ đẻ cho sản phụ sinh thường:

– Đỡ đầu: Khi đầu thai nhi đã lấp ló ở cửa âm hộ thì tầng sinh môn đã giãn mỏng, nếu cần bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn trước khi đỡ đầu. Khi đỡ ở thế đỡ đầu, bác sĩ cần giúp thai nhi cúi đấy thật tốt để chẩm lọt ra ngoài trước, sau đó để đầu ngửa cho trán và mặt ra. Thường sẽ chia ra làm 2 giai đoạn là đỡ chẩm trước sau đó đỡ trán và mặt sau.

Thì đỡ chẩm bác sĩ sẽ ấn nhẹ vào vùng chỏm để đầu bé cúi thật tốt. Tay phải giữ tầng sinh môn không để trán ra đồng thời với chẩm. Sau đó đầu thai nhi sẽ sổ ra bên ngoài. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ không rặn nữa để bác sĩ cho đầu em bé ngửa dần ra rồi sổ phần mặt ra từ từ, tránh làm toạc rộng tầng sinh môn.

Sau khi đầu em bé ra ngoài sẽ tự quay 1 góc 45 độ sang trái hoặc phải, sau đó bác sĩ giúp thai nhi quay đầu thêm 45 độ nữa. Trong lúc đầu đã quay, bác sĩ tiến hành cắt nhau quấn cổ nếu có, hút lau dịch nhớt ở miệng em bé đẻ tránh em bé bị ngạt thở.

Thông tin tham khảo về quy trình đỡ đẻ thường ngôi chỏm

>>>>>Xem thêm: “Vạch trần” bộ 3 ung thư dạ dày – thực quản – đại trực tràng chỉ một lần khám

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn mẹ cách rặn đẻ

– Đỡ vai: Bác sĩ áp hai bàn tay vào hai bên đỉnh thái dương, gò má, các đầu ngón tay ôm vào xương hàm dưới. Kéo đầu em bé xuống dưới rồi hướng dẫn sản phụ rặn nhẹ để vai sổ ra ngoài. Sau đó bác sĩ sẽ dùng bàn tay ôm vào vùng gáy cổ của thai nhi, nâng đầu thai lên để vai sau chui ra ngoài. Một tay bác sĩ vẫn giữ tầng sinh môn để tránh rách sau khi vai đã ra ngoài.

– Đỡ lưng – mông – chân: Phần đầu vẫn được một tay giữ, tay kia đỡ lưng mông. Dùng lực kéo nhẹ là thai sẽ sổ ra dễ dàng.Sau khi thai ra ngoài sẽ được đỡ cho đầu thấp hơn bàn để dịch nhớt chảy hết ra ngoài, không bị hít ngược vào phổi.

– Kẹp và cắt dây rốn: Sử dụng 2 kìm Kocher để kẹp dây rốn lại. Một kìm kẹp về phía thai nhi, cách chân rốn 15-20 cm. Kìm kia kẹp về phía mẹ, cách kim đầu 1.5 đến 2 cm. Sau đó cắt đứt dây rốn giữa hai kìm bằng kéo.

Sau khi đã cắt rốn đưa trẻ sơ sinh ra bàn sơ sinh và để sản phụ nằm thấp xuống, chờ rau bong ra hết và sổ ra ngoài.

3.4. Hỗ trợ sức khỏe mẹ sau sinh

Sau khi trải qua giai đoạn đỡ đẻ, cần đánh giá sức khỏe của em bé. Nếu sức khỏe ổn, cần nhanh chóng lau khô cho trẻ. Sau đó cần đặt em bé nằm sấp lên người sản phụ, đầu nghiêng sang một bên, giữa hai bầu ngực mẹ. Dùng khăn khô và sạch để che lưng cho em bé.

Trong khi em bé đang áp da với mẹ, bác sĩ sẽ nắn tử cung để chắc chắc không còn sót gì trong buồng tử cung rồi tiêm 10 đơn vị oxytocin vào mặt trước đùi của sản phụ.

Trong lúc áp da có thể cho bé bú mẹ từ sớm nếu thấy bé có nhu cầu bú.

Trên đây là những thông tin về quy trình đỡ đẻ thường dành cho các mẹ bầu tham khảo, hy vọng các mẹ có thể hiểu rõ hơn về cách các bác sĩ tiến hành đỡ đẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *