Thông tin tổng quan về viêm phế quản dạng hen

Viêm phế quản dạng hen là bệnh lý hô hấp thường gặp, bệnh có mối liên hệ giữa viêm phế quản và hen suyễn. Cùng theo dõi bài viết sau đây của Thu Cúc TCI để hiểu hơn về triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh lý này.

Bạn đang đọc: Thông tin tổng quan về viêm phế quản dạng hen

1. Thông tin tổng quan về viêm phế quản dạng hen

1.1. Viêm phế quản dạng hen là gì?

Viêm phế quản dạng hen còn có tên gọi khác là viêm phế quản do hen, co thắt phế quản dạng hen. Đây là tình trạng các cơ phế quản bị viêm, co thắt lại, khiến lòng phế quản thu hẹp tạm thời, các tuyến phế quản ngày càng sưng to.

Việc tiết chất nhầy làm gián đoạn luồng không khí lưu thông trong phổi, gây ra nhiều triệu chứng như khó thở, thở khò khè. Biểu hiện của bệnh khá tương đồng với hen suyễn nhưng cần thăm khám để có đủ cơ sở chẩn đoán là hen.

Thông tin tổng quan về viêm phế quản dạng hen

Bệnh lý này có triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác

1.2. So sánh viêm phế quản và hen suyễn

Viêm phế quản cấp tính là dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và thường xảy ra do virus, nấm, vi khuẩn tác động.

– Viêm phế quản mạn tính là tình trạng bệnh nặng hơn do người bệnh tiếp xúc với các chất độc hại như hút thuốc, bụi bặm, không khí ô nhiễm, …

– Hen suyễn cũng là một bệnh lý thuộc đường hô hấp nhưng nguyên nhân thường do di truyền từ gia đình hoặc do cơ địa.

Với viêm phế quản cấp tính, nếu được điều trị đúng và kịp thời, bệnh có thể cải thiện tích cực sau 1-2 tuần. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển thành viêm phế quản mạn tính. Hen suyễn lại là bệnh lý khó điều trị triệt để, có thể thao người bệnh suốt đời.

Về đối tượng mắc bệnh, viêm phế quản có thể xảy ra với bất kỳ ai đặc biệt những người có sức đề kháng kém. Còn với hen suyễn, những người mắc bệnh thường có cơ địa dễ dị ứng với các tác nhân gây ra cơn hen.

2. Tìm hiểu nguyên nhân gây nên viêm phế quản co thắt dạng hen

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm phế quản do hen, một số nguyên nhân phổ biến gồm:

– Ô nhiễm môi trường

– Khói thuốc lá

– Hóa chất

– Các chất dễ gây phản ứng và dị ứng như nấm mốc, lông thú cưng, phấn hoa, bụi bẩn

– Tác dụng phụ của thuốc

– Thay đổi khí hậu, thời tiết thất thường nhất là khi trời chuyển lạnh

– Nhiễm vi khuẩn, virus

– Xúc động mạnh

– Tập thể dục quá sức

3. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản do hen

Dấu hiệu của căn bệnh này thường kết hợp giữa triệu chứng của bệnh viêm phế quản và hen phế quản.

3.1. Ho

Đây là triệu chứng không có tính đặc trưng, dễ gặp ở tất cả tình trạng viêm trong đường thở, từ mũi họng đến phổi. Viêm phế quản do hen gây viêm nhiễm một phần đường hô hấp do đó ho có thể là:

– Ho khan

– Ho có đờm

– Ho từng cơn

– Ho từng tiếng

Tìm hiểu thêm: Ngạt mũi lâu ngày là dấu hiệu của bệnh gì?

Thông tin tổng quan về viêm phế quản dạng hen

Ho là biểu hiện của nhiều bệnh, bạn cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị phù hợp

3.2. Sốt

Sốt cao hoặc có người sốt nhẹ thậm chí không sốt, thường sốt theo cơn hoặc liên tục.

3.3. Tiết đờm

Đờm được hiểu là dịch tiết của đường hô hấp, sản phẩm của các phản ứng viêm. Đờm thông thường có màu xanh, vàng hoặc trắng.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sổ mũi, nghẹt mũi rất khó chịu.

3.4. Khò khè

Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do:

– Lòng phế quản thu hẹp do thành phế quản bị phù nề

– Co thắt cơ trơn phế quản

– Có đờm trong lòng phế quản

Khí thở ra từ không khí đi qua khe hẹp, tạo nên âm thanh khịt mũi do viêm mũi. Bạn nên làm sạch mũi thường xuyên để giảm bớt triệu chứng này.

3.5. Các triệu chứng khác

Thở nhanh hoặc khó thở ít gặp với trường hợp bị viêm phế quản thông thường. Nếu như cơ thể xuất hiện triệu chứng thở nhanh, khó thở, cần lập tức thăm khám để loại trừ khả năng mắc các bệnh lý nghiêm trọng hơn như:

– Viêm phổi

– Hen

– Mắc dị vật đường thở

4. Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản do hen bằng cách nào?

4.1. Phương pháp chẩn đoán viêm phế quản dạng hen

Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu kể trên, bạn cần đến chuyên khoa Hô hấp để được bác sĩ chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Việc chẩn đoán viêm phế quản do hen dựa trên triệu chứng bệnh, quá trình diễn biến của bệnh. Quá trình khai thác tiền căn cũng như thăm khám trực tiếp của bác sĩ cũng góp phần quan trọng trong việc đưa ra chẩn đoán.

Một phần không thể thiếu trong việc chẩn đoán là các xét nghiệm, thăm dò chức năng. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định để hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh lý này gồm:

– Đánh giá chức năng hô hấp: đây là biện pháp thăm dò chức năng chuyên biệt có mục đích đánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh, từ đó phân biệt một số bệnh lý có cùng triệu chứng khó thở.

– Một số xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng nhiễm trùng, dị ứng, kích ứng, …

– Chụp X-quang phổi: hình ảnh thu lại giúp bác sĩ đánh giá sự viêm nhiễm và có phác đồ điều trị cụ thể.

– Chụp CT: để có hình ảnh chi tiết hơn ở các vị trí chụp X-quang không tới được.

Thông tin tổng quan về viêm phế quản dạng hen

>>>>>Xem thêm: Bảo vệ lá phổi trước khói bụi ô nhiễm cần khắc phục ngay

Cần tới các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bằng trang thiết bị hiện đại, nâng cao kết quả thăm khám

4.2. Điều trị

Điều trị bệnh lý co thắt phế quản cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh cũng như các biến chứng nếu có. Thông thường, việc điều trị bao gồm các biện pháp sau:

– Sử dụng thuốc, dạng uống hoặc dạng hít. Các loại thuốc trên cần uống theo đơn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

– Bổ sung vitamin, khoáng chất và điện giải để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Trên đây là một số thông tin về cách chẩn đoán và điều trị viêm phế quản dạng hen, người bệnh nên đến chuyên khoa Hô hấp để được thăm khám, đánh giá cụ thể tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp, an toàn.

Viêm phế quản do hen là bệnh lý thường gặp nhưng triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó, việc thăm khám chuyên khoa là cần thiết trước khi sử dụng thuốc điều trị, cần tránh lạm dụng hay tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt ở người bệnh là trẻ em, người già.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *